Tất cả các động vật bậc cao đều cần phải sử dụng oxy để duy trì sự chuyển hóa của chúng. Hệ hô hấp có chức năng cung cấp oxygen trong không khí hít vào và loại bỏ khí CO2 tạo ra do sự chuyển hóa của các tế bào trong cơ thể. Đường hô hấp trên và dưới - Khí CO2 do tế bào thải ra được đưa đến phổi và khí O2 được đưa từ phổi đến các mô nhờ vào hệ tuần hoàn. Vì vậy hệ hô hấp và hệ tuần hoàn có quan hệ rất chặt chẽ. -. | HỆ HÔ HẤP I. ĐẠI CƯƠNG - Tất cả các động vật bậc cao đều cần phải sử dụng oxy để duy trì sự chuyển hóa của chúng. Hệ hô hấp có chức năng cung cấp oxygen trong không khí hít vào và loại bỏ khí CO2 tạo ra do sự chuyển hóa của các tế bào trong cơ thể. - Khí CO2 do tế bào thải ra được đưa đến Đường hô hấp trên và dưới phổi và khí O2 được đưa từ phổi đến các mô nhờ vào hệ tuần hoàn. Vì vậy hệ hô hấp và hệ tuần hoàn có quan hệ rất chặt chẽ. - Hệ hô hấp gồm có hai thành phần chính là phần dân khí và phần hô hấp. Phần dẫn khí là phần kết nối môi trường không khí bên ngoài với phần hô hấp là nơi xảy ra quá trình trao đổi khí giữa máu và không khí hít vào. Phần dẫn khí gồm có hốc mũi 1 hầu 2 3 thanh quản 4 5 khí quản 6 và hệ thống nhánh phế quản có đường kính giảm dần. Các nhánh nhỏ hơn của phế quản như tiểu phế quản tiểu phế quản tận sẽ nối tiếp với phần hô hấp của phổi. Phần hô hấp bao gồm các tiểu phế quản hô hấp ống phế nang và các phế nang đây là phần chủ yếu tạo cho phổi có thể tích rất lớn. II. PHẦN DẪN KHÍ Đường dẫn khí gồm có đường dẫn khí ngoài phổi và đường dẫn khí trong phổi A. ĐƯỜNG DẪN KHÍ NGOÀI PHỔI Gồm có hốc mũi hầu thanh quản khí quản và phế quản gốc 1. Hốc mũi gồm ba phần - Tiền đình mũi được lợp bởi biểu mô lát tầng không sừng có nhiều lông nhiều tuyến bã và tuyến mồ hôi ở lớp đệm của niêm mạc. - Niêm mạc hô hấp được lợp bởi biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển nối tiếp với biểu mô lát tầng không sừng ở tiền đình lớp đệm có nhiều tĩnh mạch có khả năng giãn rộng giúp cho sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài chẳng hạn làm ấm không khí lạnh hít vào ngoài ra lớp đệm còn có các tuyến tiết nhầy và tiết nước Biểu mô khứu giác tế bào khứu giác là những nơron hai cực - Biểu mô khứu giác là biểu mô giả tầng gồm có ba loại tế bào khác nhau là tế bào chống đỡ tế bào đáy và tế bào khứu giác. Tế bào khứu giác là những nơron 2 cực với cực đỉnh có nhiều lông khứu xuất phát từ các túi khứu giác và tỏa ra bề mặt của biểu mô còn cực đáy có sợi trục đi từ biểu mô vào .