Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX cũng đánh dấu những sự chuyển mình của văn chương Triều Tiên. Cuộc hội nhập sau thời gian “bế quan toả cảng” của Triều Tiên làm nổi lên mối quan tâm đến văn hoá, văn chương của thế giới phương Tây | Ảnh hưởng của phương Tây và truyền thống dân tộc trong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc So sánh một số hiện tượng tiểu thuyết Việt Nam và Triều Tiên Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX cũng đánh dấu những sự chuyển mình của văn chương Triều Tiên. Cuộc hội nhập sau thời gian bế quan toả cảng của Triều Tiên làm nổi lên mối quan tâm đến văn hoá văn chương của thế giới phương Tây việc dịch thuật những tác phẩm của văn chương châu Âu đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ra đời một nền văn chương Triều Tiên mới. Những cuốn tiểu thuyết châu Âu đầu tiên được dịch ở Triều Tiên là Con đường hành hương The Pilgrim s Progress của nhà văn Thiên Chúa giáo người Anh John Bunyan và tác phẩm phiêu lưu viễn tưởng Năm trăm triệu của bà hoàng Ân Độ Les cinq cents millions de la Bégum của Jules Verne. Sau đó người Triều Tiên lần lượt biết đến Shakespeare Milton Swift Cervantes Byron Hugo Balzac Dostoevsky Tolstoy . Mối quan tâm đến văn chương phương Tây bắt nguồn từ nhu cầu muốn tạo ra một nền văn chương dân tộc đổi mới về chất tân văn học sinmunhak thơ mới kịch mới tiểu thuyết mới . Trong giai đoạn quá độ từ cũ sang mới kinh nghiệm của nước ngoài nhất là của Nhật Bản và phương Tây được tiếp thu chủ yếu dưới hình thức dịch thuật mô phỏng. Chẳng hạn Ku Yon-hak có truyện Hoa mận nở trên tưyết 1908 mô phỏng tác phẩm cùng tên của nhà văn Nhật Bản Suehiro Tettcho. Cho Il-chae có Giấc mơ về nỗi sầu vĩnh cửu bản dịch tiếng Anh là Dream of everlasting sorrow 1913-1915 và Kim U-jin có Hoa lựu trong mưa 1912 phóng tác từ Con qưỷ vàng Konjiki yasha của Ozaki Koyo và Con chim cúc cư Hototogisư của Tokutomi Roka Yi Sanghyop có Thần biển 1915 mô phỏng Bá tước Monte Cristo của A. Dumas . Người có công mở đầu cho nền tiểu thuyết mới sin sosol của Triều Tiên là Yi Kwang-su 1892 - 1950 - một người từng du học ở Nhật Bản và tại đây đã bị cuốn hút bởi văn chương châu Âu. Ông đặc biệt yêu thích Tolstoy thời trẻ từng khao khát trở thành một Tolstoy của Triều Tiên. Khuynh hướng hiện thực chủ