Trong quá trình phát triển, văn học của mọi dân tộc đều không thể nào tránh khỏi những sự giao lưu và ảnh hưởng của văn học các dân tộc khác, nhất là ảnh hưởng của những nền văn học tiên tiến. Quá trình hiện đại hoá trong văn học Việt Nam, theo chúng tôi, cũng là quá trình hình thành và phát triển hai trào lưu văn học chủ đạo là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực | Ảnh hưởng của phương Tây và truyền thống dân tộc trong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc So sánh một số hiện tượng tiểu thuyết Việt Nam và Triều Tiên Trong quá trình phát triển văn học của mọi dân tộc đều không thể nào tránh khỏi những sự giao lưu và ảnh hưởng của văn học các dân tộc khác nhất là ảnh hưởng của những nền văn học tiên tiến. Quá trình hiện đại hoá trong văn học Việt Nam theo chúng tôi cũng là quá trình hình thành và phát triển hai trào lưu văn học chủ đạo là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực - những trào lưu mà ở phương Tây phát triển vào thế kỷ XIX. Việc đi sau phương Tây trong công cuộc hiện đại hoá văn chương hàng thế kỷ có ảnh hưởng không ít đến số phận chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam. Chủ nghĩa lãng mạn ở Việt Nam chưa bộc lộ hết những đặc điểm khả năng của mình thì trào lưu hiện thực đã hình thành. Chủ nghĩa lãng mạn nằm trong mối tương tác phức tạp với chủ nghĩa hiện thực và cả hai lại có những tương tác với các khuynh hướng hiện đại chủ nghĩa. Tuy nhiên nếu dõi theo tiến trình phát triển của các trào lưu này cũng vẫn thấy những nét tương đồng cơ bản với văn chương Âu - Mỹ 1 . Chẳng hạn đối với chủ nghĩa lãng mạn ở giai đoạn sơ kỳ hay tiền lãng mạn sự bắt chước mô phỏng đóng vai trò quan trọng. Nếu như những nhà lãng mạn sơ kỳ Tây Âu như ở Đức Anh Pháp lấy khuôn mẫu từ văn học cổ đại Hy - La từ các truyền thuyết trung đại các nhà lãng mạn sơ kỳ Nga mô phỏng văn chương Đức Anh. thì các nhà lãng mạn sơ kỳ của Việt Nam lấy mô hình của văn chương lãng mạn phương Tây hoặc của những nền văn chương khu vực đi trước trong quá trình hội nhập với phương Tây làm mẫu đồng thời lắp ghép với những mô hình cổ điển truyền thống Giai nhân kỳ ngộ của Phan Chu Trinh có xuất xứ từ Kajin no Kigũ Kỳ ngộ của giai nhân - tác phẩm văn học khai sáng thời Minh Trị của Nhật Bản vừa giống một truyện thơ Nôm vừa có bóng dáng tiểu thuyết phiêu lưu châu Âu Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh là sự mô phỏng Những người khốn khổ của Victor Hugo