Từ những năm 20 của thế kỷ XX, văn học và lý luận văn nghệ Liên Xô, đã bắt đầu xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc, nhưng mãi đến những năm 50 của thế kỷ XX, Trung Quốc mới tiếp nhận toàn diện lý luận văn nghệ Liên Xô. | Số phận của Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc Từ những năm 20 của thế kỷ XX văn học và lý luận văn nghệ Liên Xô đã bắt đầu xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc nhưng mãi đến những năm 50 của thế kỷ XX Trung Quốc mới tiếp nhận toàn diện lý luận văn nghệ Liên Xô. Mao Trạch Đông từng nói Đảng cộng sản Liên Xô là người thầy tốt nhất của chúng ta chúng ta cần phải học tập họ Mao Trạch Đông tuyển tập 1991 . Chu Dương 1 cũng nói Đi theo con đường của người Nga chính trị và cả văn học nghệ thuật cũng thế Nhân dân nhật báo. 11-11-1953 . Học tập toàn diện lý luận của Liên Xô người Trung Quốc đã học được ở văn học Xô Viết nhiều thứ Quan điểm văn học phải phục vụ nhân sinh Văn học là nhân học quan điểm coi trọng việc dùng phản ánh luận của Lênin để giải thích các hiện tượng văn học . Những điều đó giúp cho lý luận văn học Trung Quốc được xây dựng trên cơ sở duy vật biện chứng. Đó là ảnh hưởng tích cực còn ảnh hưởng tiêu cực cũng có nhiều. Những lý luận văn nghệ xã hội dung tục và tả khuynh đặc biệt là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa viết tắt là CNHTXHCN đã làm cho văn học Trung Quốc có thời kỳ ngừng trệ kém phát triển . Như chúng ta đã biết CNHTXHCN là do Stalin nêu ra. Ngày 16-10-1932 trong một cuộc toạ đàm văn học ở Mátxcơva khi trả lời một nhà thơ Stalin đã nói Nhà nghệ thuật cần phải miêu tả chân thực cuộc sống. Nếu như anh ta miêu tả cuộc sống chân thực thì anh ta không thể không chú ý và không thể không phản ánh cuộc sống đang hướng về chủ nghĩa xã hội. Đó chính là CNHTXHCN Tạp chí Vấn đề văn học. 5-1991 và thế là Đại hội đại biểu các nhà văn Liên Xô lần thứ nhất họp vào tháng 8 1934 chính thức tuyên bố CNHTXHCN là phương pháp cơ bản của sáng tác văn nghệ Liên Xô. Tin đó được báo chí Trung Quốc giới thiệu ngay. Tờ Văn học nguyệt báo của Trung Quốc ra ngày 15-12-1932 đã kịp thời đưa tin về cuộc họp nói trên của Hiệp hội nhà văn Liên Xô. Và đến năm 1933 trên tờ tuần san Nghệ thuật tân văn bắt đầu giới thiệu về phương pháp hiện thực xã hội .