ở loài hẹp nhiệt, cực tối thiểu (min) và tối cao (max) rất gần nhau, ở loài rộng nhiệt thì ngược lại. Vì vậy những thay đổi không lớn của nhiệt độ tỏ ra ít ảnh hưởng đến các loài rộng nhiệt, nhưng đối với loài hẹp nhiệt thì thường lại là nguy kịch. Chúng ta thấy rằng các sinh vật hẹp nhiệt có thể thích ứng với các nhiệt độ thấp (oligothermal I) với nhiệt cao (polythermal III) hoặc có thể có đặc tính trung gian | 5 cọ. 0 I Opt à OIpIt III Opt A Min Ị Max Min Max Nhiệt độ Hình 2. So sánh các giới hạn chống chịu tương đối của sinh vật hẹp nhiệt I và III và sinh vật rộng nhiệt II Nguồn Rutner 1953 Ở loài hẹp nhiệt cực tối thiểu min và tối cao max rất gần nhau ở loài rộng nhiệt thì ngược lại. Vì vậy những thay đổi không lớn của nhiệt độ tỏ ra ít ảnh hưởng đến các loài rộng nhiệt nhưng đối với loài hẹp nhiệt thì thường lại là nguy kịch. Chúng ta thấy rằng các sinh vật hẹp nhiệt có thể thích ứng với các nhiệt độ thấp oligothermal I với nhiệt cao polythermal III hoặc có thể có đặc tính trung gian. Để biểu thị một cách tương đối mức đô chống chịu của sinh vật với các nhân tố môi trường trong sinh thái học có hàng loạt thuật ngữ được sử dụng với các tiếp đầu ngữ steno có nghĩa là hẹp và eury nghĩa là rộng . Ví dụ Stenothermal - eurythernic nói về nhân tố sinh thái nhiệt độ Stenohydric - euryhydric nói về nhân tố sinh thái nước Stenohalin - euryhalin nói về nhân tố sinh thái muối Stenophagos - euryphagos nói về dinh dưỡng Stenooikos - euryoikos nói về việc lựa chọn nơi ở . Sự có mặt hoặc phồn thịnh của sinh vật hoặc một nhóm sinh vật tại một nơi nào đấy thường phụ thuộc vào cả tổ hợp các điều kiện. Một điều kiện bất kỳ quyết định tới sự tồn tại và phân bố của sinh vật được gọi là điều kiện giới hạn hay yếu tố giới hạn . Hầu hết các điều kiện vật lý của môi trường đối với sinh vật trên cạn yếu tố sinh thái quan trọng hàng đầu là ánh sáng nhiệt độ và lượng mưa còn đối với sinh vật dưới nước là ánh sáng nhiệt độ và độ muối không những chỉ là giới hạn mà còn được xem như yếu tố điều khiển các hoạt động của sinh vật. Sinh vật không những thích ứng với các yếu tố vật lý của môi trường với ý nghĩa là chống chịu mà còn sử dụng tính chu kỳ tự nhiên của những thay đổi môi trường để phân phối chức năng của mình theo thời gian và chương trình hoá các chu trình sống nhằm sử dụng được các điều kiện thuận lợi nhất tất cả các quần xã đã được chương trình hoá để phản ứng với nhịp điệu mùa và các .