Tầng liên kết dữ liệu là tầng mạng có nhiệm vụ truyền dữ liệu giữa các nút mạng kề nhau trong một mạng diện rộng hoặc giữa các nút trong cùng một segment mạng cục bộ. Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện chức năng và thủ tục để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng và có thể cung cấp phương tiện để phát hiện và có thể sữa các lỗi có thể nảy sinh tại tầng vật lý. Ví dụ về các giao thức liên kết dữ liệu là giao thức Ethernet cho các. | A Professional s Guide to DATA COMMUNICATION -TCP IP WORLD LỜI NÓI ĐẰU Giáo trình được biên soạn nhằm phục vụ cho sinh viên chuyên ngành Điện tử - Viễn thông. Nội dung gồm chín chương trọng tâm đi vào phần cứng đồng thời có giới thiệu một số giao thức của hệ thống truyền dữ liệu. - Chương 1 và 2 ôn tập một số kiến thức cơ bản có bổ sung một số khái niệm mới chuẩn bị cho các chương tiếp theo. - Chương 3 tập trung vấn đề mã hóa phân tích tính chất và khả năng các loại mã thiết kế các loại mạch tạo mã. - Chương 4 5 và 6 tìm hiểu các IC cùng giao thức truyền đồng bộ bất đồng bộ đồng thời khảo sát các chuẩn giao tiếp dùng trong truyền dữ liệu. - Chương 7 bàn về biện pháp truyền dữ liệu nhờ đường dây điện thoại kỹ thuật dùng trong modem. - Chương 8 trình bày các phương pháp đa hợp. - Chương 9 đề cập đến kỹ thuật truyền tín hiệu số trên hệ thống thông tin. Tìm hiểu hoạt động của các IC CODEC. Theo chủ quan của tác giả sự sắp xếp các chương với thứ tự như trên là hợp lý. Như chúng ta đã biết vấn đề truyền thông đã và đang phát triển rất nhanh với kỹ thuật ngày càng hoàn hảo nên những gì viết ra ngày hôm nay có thể không hoàn toàn thích hợp trong tương lai. Tuy nhiên phần kiến thức cơ bản hàm chứa trong giáo trình luôn luôn vẫn là nền tảng cho sự phát triển sau này. Đây cũng là mong muốn mà người viết hy vọng mang đến cho các em sinh viên. Mặc dù giáo trình được viết cho đối tượng là sinh viên chuyên ngành Điện tử - Viễn thông nhưng với những ai có quan tâm tới phần cứng của các hệ thống truyền dữ liệu cũng có thể tìm thấy ở đây đôi điều bổ ích. Cuối cùng tác giả xin thành thật cám ơn Thạc sĩ Đoàn Hòa Minh đã đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình có thể hoàn thành. Người viết Nguyễn Trung .