2. Trước hết, cần xác định lại năm sinh của Nguyễn Dữ. Trên cơ sở tư liệu hiện còn, người đọc hôm nay chưa biết gì thêm về Nguyễn Dữ ngoài những thông tin mà các cụ xưa như Hà Thiện Hán Hán viết năm | Đôi điều cần bàn lại về mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ -Phùng Khắc Khoan 2. Trước hết cần xác định lại năm sinh của Nguyễn Dữ. Trên cơ sở tư liệu hiện còn người đọc hôm nay chưa biết gì thêm về Nguyễn Dữ ngoài những thông tin mà các cụ xưa như Hà Thiện Hán trong Lời tựa sách Truyền kỳ mạn lục Vũ Khâm Lân trong bài Phả ký ở sách Đại Việt sử loại tiệp lục rồi Vũ Phương Đề Trần Tiến Trần Trợ đã viết tiếp trong sách của các vị. Đến Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục và Toàn Việt thi lục Bùi Huy Bích trong Hoàng Việt thi tuyển và Hoàng Việt văn tuyển Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí . cũng có nhắc đến tiểu sử Nguyễn Dữ dù chỉ rất sơ lược. Lời tựa Truyền kỳ mạn lục của Đại An Hà Thiện Hán viết năm 1547 là tư liệu sớm nhất có ghi chép về Nguyễn Dữ như sau Lúc nhỏ rất chăm lối học cử nghiệp đọc rộng nhớ nhiều lập chí ở việc lấy văn chương truyền nghiệp nhà. Sau khi thi đậu Hương tiến nhiều lần thi Hội trúng Tam trường từng được bổ Tri huyện Thanh Tuyền Toàn . Mới được một năm ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu đến mấy năm không đặt chân đến chốn thị thành thế rồi ông viết ra tập lục này để ngụ ý 23 . Lời Tựa trên của Hà Thiện Hán đều có chép trong bản Cựu biên năm 1712 và bản Tân biên năm 1763 năm 1774 tuy còn sơ lược nhưng rất đáng tin cậy bởi nó được viết lúc Nguyễn Dữ còn sống và tác giả bài tựa lại là người sống đồng thời với Nguyễn Dữ. Còn đây là thông tin của cụ Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục Ông người xã Đỗ Tùng huyện Trường Tân Hải Dương. Cha là Tường Phiêu đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn 1496 làm quan Thượng thư bộ Hộ. Nguyễn Dữ lúc còn bé thông minh lanh lợi xem rộng nhớ lâu văn chương có thể nối dõi được gia phong thi đỗ Hương cống thi Hội nhiều khoa trúng kỳ đệ tam được bổ Tri huyện Thanh Tuyền làm quan mới được một năm liền lấy cớ là xa nhà xin từ chức về nhà hầu cha mẹ. Sau vì nguỵ Mạc cướp ngôi vua ông thề không ra làm quan sống ở thôn quê dạy học trò không bao giờ để chân đến thành thị. Về phần trứ tác có Truyền kỳ .