Tham khảo bài thuyết trình 'tổng hợp sinh 10 - sinh học vi sinh vật bài 27, 29, 30', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | TỔNG HỢP SINH 10 - SINH HỌC VI SINH VẬT BÀI 27 29 30 BÀI 27 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT Nội dung cơ bản I. Chất hóa học 1. Chất dinh dưỡng - Chất dinh dưỡng cacbonhydrat protein lipit ở nồng độ phù hợp. cung cấp nguyên liệu xây dựng tế bào cung cấp năng lượng cho tế bào. - Các chất vô cơ chứa Zn Mn Mo. Tham gia vào quá trình thẩm thấu hoạt hóa enzyme. - Nhân tố sinh trưởng Là một số chất hữu cơ axit amin vitamin. cần cho sự sinh trưởng của VSV nhưng VSV không tự tổng hợp được từ chất vô cơ. 2. Chất ức chế sinh trưởng Bảng 106 SGK. II. Các yếu tố lý học - Nhiệt độ Ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học sinh hóa học trong tế bào. Ứng dụng đun sôi nước uống luộc dụng cụ y tế. - Độ ẩm Nước là dung môi của các chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình thủy phân các chất. Mỗi loại VSV có một ngưỡng độ ẩm. Ứng dụng Làm khô để bảo quản lương thực thực phẩm. - pH Ảnh hưởng đến tính dễ thấm qua màng hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào hoạt tính enzym sự hình thành ATP. Ứng dụng Muối chua rau quả để ức chế vi khuẩn thối. - Ánh sáng Cần cho quá trình tổng hợp sinh sản chuyển động. Ứng dụng Dùng ánh sáng mạnh để diệt khuẩn. Một số câu hỏi 1. Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 - 10 phút 2. Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không BÀI 29 CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT Nội dung cơ bản I. Khái niệm virut 1. Khái niêm chung - Kích thước siêu nhỏ - Cấu tạo rất đơn giản chỉ gồm 1 loại axit nucleic ADN hoặc ARN và vỏ protein - chưa có cấu tạo tế bào. - Kí sinh nội bào bắt buộc khi ở ngoài tế bào virut như một thể vô sinh. 2. Cấu tạo - Lõi ADN hoặc ARN là bộ gen của virut giữ chức năng di truyền. - Vỏ capsit là lớp protein với đơn vị cấu tạo là capsome chức năng bảo vệ axit nucleic. - Vỏ ngoài Là lớp lipit kép và protein trên có các gai glycoprotein. Gai làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám trên bề mặt tế .