Tham khảo tài liệu 'nhũ lịch', y tế - sức khoẻ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | NHŨ LICH Trẻ em nam nữ hoặc người trung cao niên nam giới tự nhiên xuất hiện ở quầng vú khối u đau gọi là Nhũ Lịch. Đặc điểm của Nhũ lịch là khối u hơi tròn ở chính giữa bầu vú theo Y học hiện đại là chứng bầu vú phát dục không bình thường nếu là ở người cao tuổi thì gọi là chứng bầu vú nam phát triển không bình thường nếu là ở trẻ em thì gọi là chứng bầu vú trẻ phát triển không bình thường. Thường gặp ở thanh niên nam nữ đến tuổi dậy thì. Nam giới lớn tuổi cũng có thể bị. Nguyên Nhân Can Uất Đờm Ngưng do tình chí không thư thái can khí uất trệ lâu ngày hóa hỏa làm cho tân dịch bị khô lại thành đờm ngừng tụ tại bầu vú sinh ra bệnh. Thận Dương Hư Nhược gây nên tỳ khí không đủ chức năng vận hóa của Tỳ suy giảm đờm thấp ngưng tụ lại ở bầu vú sinh ra bệnh. Mạch Xung Nhâm Không Điều do can thận âm hư khí huyết lưu thông khó khăn khí trệ đờm ngưng sinh ra bệnh. Triệu Chứng Bầu vú phình to chính giữa quầng vú có hòn cục ở một bên hoặc cả hai vú có cảm giác đau tức nam giới mắc bệnh thường kèm theo giọng nói thanh âm cao không có râu. Chẩn Đoán Cần phân biệt với U Xơ Tuyến Vú phần lớn phát sinh ở nữ thanh niên thường ở vị trí ngoài - trên bầu vú khối u hình quả trứng tròn bờ rõ bề mặt trơn tru cứng di động dễ thường không đau. Tuyến Vú Tăng Sinh thường phát sinh ở nữ từ 30 - 40 có thể phát sinh ở một hoặc hai vú nhiều hình dạng khác nhau đau sưng tăng trước kỳ kinh và giảm sau kỳ kinh. Biện Chứng Luận Trị Phân thể bệnh và điều trị như sau Can Uất Đờm Ngưng kèm theo tinh thần phiền muộn ngực sườn đầy tức miệng đắng họng khô khối u đau như bị đâm lưỡi đỏ rêu mỏng vàng mạch Huyền Hoạt. Điều trị Sơ can lý khí hóa đờm tán kết. Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Nhị Trần Thang gia giảm. Can Khí Uất Kết Tinh thần nóng nóng dễ tức giận vú sưng đau lúc đau lúc không hông sườn đau lưỡi đỏ rêu lưỡi trắng mạch Huyền. Điều trị Sơ Can tán kết. Dùng bài Tiêu Dao Qua Lâu Tán gia giảm. Thận Khí Suy Hư Thường gặp nơi người trung niên lão niên. Chứng nhẹ thì không có dấu hiệu toàn nặng .