Tham khảo bài viết 'bán đảo a-rập : bản lề của ba châu á , phi , âu_3', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Bán đảo A-rập bản lề của ba châu Á Phi Âu Sự thăng bằng đó rất khó giữ vì trong nước có ba phe phe thân Tây phương phe trung lập và phe thống nhất Ả Rập mà nguy nhất là sự chống đối nhau về chính kiến cả ba phe đó rất dễ biến thành những xung đột tôn giáo. Cho nên vị Tổng thống nào cũng chỉ theo một chính sách hòa giải giải quyết những việc lặt vặt chứ không bao giờ làm thứ đại chính trị như Nasser. Dân chúng cũng chỉ đòi hỏi ở các vị đó như vậy thôi để được yên ổn buôn bán. Thương mại rất phát đạt. Người Liban nào cũng là con buôn thứ con buôn trung gian. Beyrouth là một thương cảng từa tựa như Hương Cảng. Hàng hóa từ Âu muốn đem vào SYRIE Iraq Ả Rập Saudi đều phải qua đó mà dầu lửa ở Iraq Ả Rập Saudi muốn đưa qua châu Âu cũng phải qua đó. Cho tới 1957 nhờ Tổng thống Naccache tín đồ Ki Tô giáo theo chính sách trung lập hơi thân Tây phương nên Liban tạm được yên ổn nhưng người kế vị ông Tổng thống Chamoun cũng theo Ki Tô giáo thấy ảnh hưởng của Ai Cập lớn quá muốn nhờ Mỹ can thiệp suýt gây biến động trong nước. Tướng Gouad Chehab lên thay trở về đường lối trung lập. Trước Thế chiến thứ nhì Liban là một xứ ủy trị của Pháp từ 1920 năm 1944 thành một nước độc lập. Ảnh hưởng của Pháp rất mạnh. Từ thời Trung cổ Thập tự quân qua chiếm lại Thánh địa Jerusalem có lần thua có lần thắng nhưng lần nào cũng có một số người Pháp ở lại lập nghiệp tại Liban. Rồi sau đó các nhà truyền giáo các bà phước giòng Saint Joseph Nazareth. tới để giáo hóa dân bản xứ. Họ lập nhiều nhà thờ và trường học dạy trẻ em giáo lý và tiếng Pháp. Lamartine Nervai Renan Barrès đều hãnh diện đã gặp ở dưới những cây bá hương cổ thụ ở chân dãy núi Liban những trẻ em năm sáu tuổi đọc thơ ngụ ngôn La Cigale et la Fourmi của La Fontaine. Có cả trường đại học của Pháp đào tạo một số nhà bác học văn học của Liban. Nhưng từ sau Thế chiến ảnh hưởng của Pháp lùi dần nhường chỗ cho ảnh hưởng của Mỹ và trường Đại học Mỹ mỗi ngày một đông trong khi trường Đại học của Pháp mỗi ngày một vắng. Chỉ tại Mỹ có nhiều đô la