Tư Mã Thiên

Tham khảo bài viết 'tư mã thiên', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Tư Mã Thiên Tư Mã Thiên tên tự là Tử Trường sinh năm 145 trước Công nguyên ở Long Môn hay là huyện Hàn Thành tỉnh Thiểm Tây. Tổ tiên của ông từ đời Chu đã làm Thái sử. Đến đời cha của ông là Tư Mã Đàm làm thái sử lệnh của nhà Hán. Đàm là một người học rất rộng rất thích học thuyết Lão Trang. Chức sử quan ngoài việc chép sử còn coi thiên văn làm lịch bói toán. Nghề viết văn viết sử xem sao xem lịch thì cũng gần với bọn thầy bói thầy cúng. Chúa thượng vẫn đùa bỡn nuôi như bọn con hát còn thế tục vẫn coi thường . Tuy vậy Tư Mã Đàm vẫn thấy cái nghề của mình cao quý vì ông biết nó có tác dụng to lớn đối với sự thịnh suy hưng vong của một nước. Trong các sử quan đời trước cũng có những người dám hy sinh đời mình để viết sự thật dù sự thật ấy làm vua chúa tức giận. Chẳng hạn khi Thôi Trữ giết vua Tề thì quan thái sử nước Tề viết Thôi Trữ giết vua của mình là Trang Công . Quan thái sử bị giết người em lên thay vẫn viết như vậy nên bị giết luôn. Ngay lúc đó người em thứ ba xin lên thay không thêm bớt một chữ. Thôi Trữ sợ không dám giết. Khổng Tử làm kinh Xuân Thu cũng là chép lại những sự thực lịch sử cốt để chế thiên tử ức chế chư hầu phạt tội các đại phu nêu rõ vương đạo. Tư Mã Thiên sống thời thơ ấu ở Long Môn cày ruộng chăn cừu làm bạn với những người nông dân bình thường và học các sách sử cổ. Lên mười tuổi ông đã học Tả Truyện Quốc Ngữ Thế bản và thuộc lòng hầu hết những bài văn nổi tiếng của thời trước. Tư Mã Đàm hết sức chú ý đến việc giáo dục con. Năm Tư Mã Thiên hai mươi tuổi ông bảo con lên đường đi du lịch để xem tận mắt những nơi sau này Tư Mã Thiên sẽ phải viết sử. Tư Mã Thiên trước tiên đi về nam đến Trường Giang vượt sông Hoài sông Tứ thăm một mẹ Hàn Tín đoạn lên núi Cối Kê xem nơi vua Hạ Vũ triệu tập chư hầu vào hang Vũ Động tìm di tích vua Vũ. Ở Cối Kê ông đã nghe những chuyện kể về vua Việt Câu Tiễn. Ông lên Cô Tô tìm di tích Ngũ Tử Tư đi thuyền trên Thái Hồ sưu tầm truyền thuyết về Tây Thi Phạm Lãi. Sau đó ông đi ngược lên Trường Sa đến bến Mịch La khóc

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.