Cơ cấu ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu của đất nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động và tích cực hội nhập thành công vào kinh tế khu vực thế giới. | có nhận thức đúng đắn hơn về chính sách bảo hộ thị trường nội địa. Cần xác định rõ những mặt hàng cung cấp cho thị trường trong nước, và những mặt hàng cần tập trung đầu tư, khuyến khích để phục vụ xuất khẩu. Nếu sản xuất trong nước (theo cách tiếp cận sử dụng các nguồn lực hiệu quả) quá tốn kém so với hàng nhập khẩu, thì tốt nhất nên hạn chế sản xuất để dành các nguồn lực cho những mặt hàng xuất khẩu, từ đó nhập khẩu những mặt hàng rẻ của thế giới. Đối với hàng sản xuất tiêu thụ trong nước cũng không nên có chính sách bảo hộ để khắc phục tình trạng thiên lệch, bất lợi cho xuất khẩu vì một khi còn duy trì chính sách này thì các doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa sẽ có nhiều cơ hội để thu lợi nhuận cao hơn doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (theo một tính toán của Ngân hàng thế giới, nhờ được miễn thuế nhập khẩu cho các yếu tố đầu vào, việc bán hàng nội địa đã mang lại lãi suất cao gấp 5 lần bán hàng trên thị trường nước ngoài). Điều đó chẳng những không khuyến khích sự chuyển dịch cơ cấu hướng tới xuất khẩu, mà ngay trên thị trường trong nước, những doanh nghiệp sản xuất để bán tại nội địa cũng không có động lực để nâng cao tính hiệu quả, đồng thời làm mất đi lợi thế của Việt Nam trên thị trường thế giới về tài nguyên sẵn có, lao động rẻ, khuyến khích đầu tư trong nước vào những ngành thâm dụng nhiều vốn, được bảo hộ cao như xi-măng, thép, đường, giấy.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.