Kỳ vọng của Xuân Diệu nơi Huy Cận đã được đền đáp: Lửa thiêng đã được Đời nay cho ra mắt bạn đọc vào năm 1940 với 3000 bản, một số lượng vào loại kỷ lục thời đó | Trái đôi Xuân Diệu - Huy Cận với Tự lực văn đoàn Kỳ vọng của Xuân Diệu nơi Huy Cận đã được đền đáp Lửa thiêng đã được Đời nay cho ra mắt bạn đọc vào năm 1940 với 3000 bản một số lượng vào loại kỷ lục thời đó. Hơn thế nữa Tự lực văn đoàn đã quyết định kết nạp thi sĩ họ Cù và lịch sử văn chương Việt Nam lẽ ra biết tới thành viên thứ Chín của Tao đàn ấy nếu không có những biến cố chính trị xảy ra gắn liền với cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II. Sự nuối tiếc của Huy Cận vì đã không kịp trở thành thành viên chính thức của Tự lực văn đoàn không phải đợi đến hôm nay mới được ông thổ lộ với tôi mà đã bộc lộ từ lâu ở ngay dòng chú thích do tay ông viết bên cạnh tên mình trong tờ quảng cáo Nhà xuất bản Đời nay in năm 1941 trong đó ngoài các thành viên của nhóm và Huy Cận ra còn có Đỗ Đức Thu Trần Tiêu Nguyên Hồng Nguyễn Khắc Mần Đoàn Phú Tứ Trọng Lang Anh Thơ đúng ra là cô Anh Thơ Mạnh Phú Tư cùng ảnh chân dung của họ. Cái tình cảm gia đình của Tự lực dành cho chàng thi sĩ quán sông La ấy có thể cảm nhận được rất rõ trong thư của Khái Hưng gửi Xuân Diệu ngay sau khi thi sĩ khăn gói vào Mỹ Tho Anh đi Nam chúng tôi thấy thiếu anh quá. Nói thực đấy không khách sáo đâu. Nhất những hôm hội họp ở nhà anh Tam Nhất Linh - ai ai cũng bảo Thiếu có Xuân Diệu . Nhưng có người tiếp luôn Đã có Huy Cận ăn hộ cả hai người . Huy Cận ai cũng coi như một nửa của linh hồn anh. Rồi chính tác giả của Tiêu Sơn Tráng Sĩ đã cùng với Nhất Linh Thạch Lam và hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung dần Huy Cận đi thăm chùa Tây Phương và chùa Thầy nhằm khẳng định lòng tự hào dân tộc vốn là động lực của Tự lực văn đoàn trong cuộc đấu tranh chống lại chính sách nô dịch của Pháp. Mặt khác cũng rất có thể khi tổ chức những cuộc du ngoạn đó các thành viên của Văn đoàn muốn thấy một Huy Cận Đường thi chuyển hứng mạnh hơn nữa sang văn hoá của cha ông. Bản thân bố tôi cũng thừa nhận rằng tứ của bài Các vị La Hán chùa Tây Phương của ông đã manh nha từ dạo ấy. Để nói trong thực tế Huy Cận đã thuộc về Tự lực văn .