Quảng Đông là một trong hai tỉnh của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam, trong số những Hoa kiều di cư tới Việt Nam thì người Quảng Đông là nhiều nhất, do đó, mối quan hệ mật thiết giữa Quảng Đông với Việt Nam cũng là điều dễ thấy. | Từ Hoa tiên kí tới Hoa tiên truyện Quảng Đông là một trong hai tỉnh của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam trong số những Hoa kiều di cư tới Việt Nam thì người Quảng Đông là nhiều nhất do đó mối quan hệ mật thiết giữa Quảng Đông với Việt Nam cũng là điều dễ thấy. Nhưng trên phương diện học thuật tới nay những ảnh hưởng của văn hóa Quảng Đông trong văn học Việt Nam lại hết sức mờ nhạt. Hoa tiên ký là tác phẩm duy nhất trong các thư tịch Quảng Đông được truyện Nôm tiếp thu đề tài. Hoa tiên ký còn có tên là Đệ bát tài tử Hoa tiên ký được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Paris Pháp . Trịnh Trấn Đạc trong Tiểu thuyết và hý khúc Trung Quốc trong Thư viện Quốc gia Paris viết Sách này là một bộ của Việt khúc đại khái là tác phẩm của thể đàn đàn thể nhưng có xen lẫn phương ngôn của Quảng Đông. Trang bìa của cuốn sách viết Tình tử ngoại tập Đệ bát tài tử Hoa tiên Tĩnh Tịnh Trai tàng bản . Đầu sách có bài tựa của Chu Quang Tăng viết vào năm Khang Hy thứ 52 1713 . Vốn không biết tác giả của nó là ai còn người phê bình là Chung Đái Thương. Lời phê bình Hoa tiên ký của họ Chương hoàn toàn mô phỏng lời phê bình Thủy hử Tây sương của Kim Thánh Thán phân tích chữ giải nghĩa câu hết mỗi đoạn lại thêm lời bình kết luận. Những lời bình cơ hồ nhiều gấp bội so với nguyên văn cuốn sách. . Kim Thánh Thán tôn Thủy hử Tây sương lên ngang hàng với Ly tao Sử ký tức là tôn tiểu thuyết hý khúc lên ngang hàng với thơ văn. Chung Đái Thương thì tôn Hoa tiên thành sách đệ bát tài tử ngang hàng với Thủy hử Tây sương tức là tôn tác phẩm theo thể đàn từ lên ngang hàng tiểu thuyết hí khúc. Công lao của ông không thấp hơn Kim Thánh Thán. Trên thực tế có thể xem ông là người coi trọng đàn từ vào bậc nhất đồng thời cũng là người coi trọng Việt khúc vào bậc nhất. Bộ Hoa tiên ký này được chia thành 6 quyển quyển 1 là lời Tự tựa Tổng luận Bản thấy ngày nay bị thiếu mất quyển này quyển thứ hai đến quyển thứ sáu là chính văn. Chính văn chia thành 59 đoạn mỗi đoạn có một tiêu đề không biết nguyên văn như thế hay .