Về lối thơ trong bài "Hoàng hạc lâu" của Thôi Hiệu

Lâu nay bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, đời Đường (Trung Quốc) đã được chọn vào chương trình môn Văn ở trường phổ thông. | về lối thơ trong bài Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu Lâu nay bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu đời Đường Trung Quốc đã được chọn vào chương trình môn Văn ở trường phổ thông. Nguyên tác viết bằng chữ Hán phiên âm như sau Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ câu 1 Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu. câu 2 Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản câu 3 Bạch vân thiên tải không du du. câu 4 Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Phương thảo thê thê Anh Vũ châu. Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu. Người biên soạn sách Ngữ Văn 10 Tập một NXB Giáo dục 2003 nhận định Hoàng Hạc lâu là bài thơ Đường luật đồng thời lại thấy trong bài có những chỗ phá cách từ đó đề ra câu hỏi Hoàng Hạc lâu được xem là một trong vài bài thơ Đường luật hay nhất ở đời Đường. Tại sao ở bốn câu thơ đầu lại có nhiều chỗ không đúng luật . Trước câu hỏi này học sinh phải giải thích mấy hiện tượng 1. Chữ cuối câu 1 phải gieo vần ở đây lại không gieo vần. 2. Hai câu thơ đầu theo Đường luật không cần đối ngẫu ở đây lại đối ngẫu mặc dầu đối ngẫu có chỗ không chỉnh. 3. Thơ bát cú Đường luật kiêng lặp chữ trùng tự trừ trường hợp lặp trong câu ở đây chữ hoàng hạc được dùng đến ba lần chữ khứ được dùng hai lần. 4. Sử dụng Bằng - Trắc trong cả bốn câu đều có những chỗ không đúng luật Câu 1 Chữ thứ hai và chữ thứ tư theo luật phải ngược thanh ở đây lại cùng thanh nhân - thừa . Như vậy là thất đốiBằng - Trắc trong câu. Thất có nghĩa không hợp cách luật. Câu 2 Chữ thứ 4 của câu 2 và câu 1 cùng thanh dư - thừa . Như vậy là thất đối trong cặp câu 1-2. Câu 3 Chữ thứ tư đáng lẽ phải ngược thanh với chữ thứ hai ở đây lại cùng thanh khứ - hạc . Như vậy là thất đối trong câu. Cũng chữ thứ tư trong câu 3 theo luật phải là tiếng thanh bằng để niêm với chữ thứ tư câu 2. Ở đây hai chữ này lại ngược thanh khứ -dư như vậy là thất niêm. Mặt khác ba chữ cuối câu đều là tiếng thanh trắc bất - phục -phản không hợp cách luật về ba chữ cuối của câu thơ thất ngôn luật. Theo Đường luật nếu chữ thứ bảy trong câu thơ thất ngôn là .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    84    1    30-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.