Tham khảo bài viết 'tài liệu ôn tập môn lịch sử văn minh thế giới_7', tài liệu phổ thông, lịch sử phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Tài liệu ôn tập môn Lịch sử văn minh thế giới Câu 14 Hoàn cảnh ra đời và ảnh hưởng của phong trào văn hóa phục hưng 1. Hoàn cảnh ra đời của phong trào văn hóa phục hưng Văn hoá Tây Âu thế kỉ V - X dựa trên nền tảng nền kinh tế tự cung tự cấp sự giao lưu trao đổi rất hạn chế văn hoá vì vậy cũng phát triển không đáng kể. Tới thế kỉ XIV với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành và ngày càng lớn mạnh. Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản không còn chịu chấp nhận những giáo lí phong kiến lỗi thời họ vận động khôi phục lại sự huy hoàng của văn hoá Tây Âu thời cổ đại. Họ tìm thấy trong nền văn hoá cổ đại những yếu tố phù hợp với mình có lợi cho mình để đấu tranh chống lại những trói buộc của nền văn hoá trung cổ . Phong trào Văn hoá Phục hưng xuất hiện đầu tiên ở Ý vì ở đây thế kỉ XIV đã xuất hiện các thành thị tự do như những quốc gia nhỏ. Quan hệ sản xuất tư bản đã chiếm địa vị chi phối đời sống văn hoá. Ý lại là trung tâm của đế quốc Rôma cổ đại vì vậy ở đây còn giữ lại nhiều di sản văn hoá cổ đại của Hy Lạp - Rôma. Hơn ai hết các nhà văn hoá Ý có điều kiện khôi phục lại nền văn hoá trước tiên khi có điều kiện. Từ Ý phong trào lan sang Anh Pháp Tây Ban Nha Đức. Tầng lớp giàu có ở các thành thị muốn thể hiện sự giàu sang của mình qua các dinh thự và các tác phẩm nghệ thuật điều đó cũng tạo điều kiện cho các nhà văn hoá thể hiện tài năng. 2. Ảnh hưởng của phong trào văn hóa phục hưng. Là một phong trào cách mạng về tư tưởng và văn hóa phong trào văn hóa phục hưng đã có ảnh hưởng rất lớn đối với Tây Âu cũng như với toàn thế giới. a Bằng tinh thần đấu tranh dũng cảm bất chấp lò thiêu và ngục tối của tòa án tôn giáo các chiến sĩ trên mặt trân văn hóa thời phục hưng đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội Thiên chúa do đó đã giải phóng ư tưởng tình cảm con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của giáo hội. Từ đó chủ nghĩa nhân văn với các nội dung nhân quyền nhân tính cá tính ngày càng giữ vai