bình Định, Quy Nhơn, Ghềnh Ráng Lần đầu tiên tôi đang đứng trước mộ Hàn Mạc Tử Lần đầu tiên tôi đang trò chuyện với Dzũ Kha - người dùng bút lửa lưu giữ thơ Hàn. Nhưng lởn vởn trong đầu óc tôi lại đang là một sự hồi tưởng, chuyện đã mươi mười lăm năm trước: một vị Giáo sư | Âm điệu trong thơ Hàn Mặc Tử B ình Định Quy Nhơn Ghềnh Ráng. Lần đầu tiên tôi đang đứng trước mộ Hàn Mạc Tử. Lần đầu tiên tôi đang trò chuyện với Dzũ Kha - người dùng bút lửa lưu giữ thơ Hàn. Nhưng lởn vởn trong đầu óc tôi lại đang là một sự hồi tưởng chuyện đã mươi mười lăm năm trước một vị Giáo sư - Thầy học của tôi một nhà phê bình văn học khả kính khi đó có bảo tôi rằng theo ông nghĩ Đây thôn Vĩ Dạ và Mùa xuân chín của Hàn Mạc Tử là hai bài thơ trong sáng nhất của nền thi ca Việt Nam. Và tôi đã luôn tin vào điều ấy . Vậy sao bây giờ tôi không thử bàn luận về nó từ chỗ đứng ngôn ngữ học của tôi Cái đẹp của văn chương cũng rất cần những sự chứng minh khoa học. Về Hàn Mạc Tử người ta đã viết khá nhiều nhưng có điều dường như mọi người chỉ chăm chú tới cái khác lạ trong nội dung và cảm hứng thơ của ông - từ những yếu tố trữ tình tượng trưng rồi đến siêu thực đến tôn giáo. - những cái làm nên một Hàn Mạc Tử chỉcó một thật như Chế Lan Viên từng viết . Ít ai bàn sâu bàn kỹ về cái khác lạ trong nghệ thuật thơ ông thơ Bảy chữ thơ Năm chữ. và càng ít bàn về nhạc tính về âm điệu trong những dòng thơ đầy cảm giác của ông. Đó là một điều đáng tiếc vì đánh giá cuộc cách mạng ngôn từ hay cách tân của Thơ Mới rất nhiều nhà phê bình văn học cũng như những nhà thơ tên tuổi đều cho rằng khác hẳn Thơ Cũ Thơ Mới rất giàu nhạc điệu sự giàu có ấy là do Thơ Mới đã phản kháng lại với những thi điệu khuôn thước theo Niêm Luật Vận Đối. của Thơ Cũ để nhà thi sĩ có thể chỉ thả hồn mình theo cái nhạc cảm huyền diệu riêng của nội tâm luôn chuyển động biến hoá khi thiết tha khi bình lặng khi choáng ngợp khi mong manh. Trong đời thơ ngắn ngủi và thương đau của Hàn Mạc Tử Đây thôn Vĩ Dạ và Mùa xuân chín là hai bài thơ Bảy chữ hoàn toàn tỉnh táo không hề điên loạn đang còn nằm trong cái quỹ đạo thi pháp chung của Thơ Mới Bảy chữ bấy giờ. Thơ Mới Bảy chữ vốn phát xuất từ thơ Đường Thất ngôn với rất nhiều luật lệ về Thể Niêm Vận Nhịp. gắn với những yêu cầu về Bằng-Trắc Cao-Thấp của các Thanh với .