Tham khảo bài viết 'một số đề văn và bài làm tham khảo về lí luận văn học_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Một số đề văn và bài làm tham khảo về lí luận văn học 1. Văn học nhận thức phản ánh đời sống con người Cũng như hội họa ca nhạc điêu khắc. văn học là một môn nghệ thuật. Đối tượng của văn học là con người - con người trong học tập lao động chiến đấu con người trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội khác con người trong không gian thời gian với thiên nhiên vũ trụ. Nói văn học là nhân học đúng thế. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người nói lên những ước mơ khát vọng những tâm tư tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng phong phú. Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện được sự khám phá và sáng tạo có những kiến giải hay và đẹp về con người và đời sống con người. Ramayana có câu thơ đôi Tam quốc diễn nghĩa với hàng triệu chữ bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi bài thơ tình của Xuân Diệu. đó là văn học. 2. Văn học là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm ước mơ và khát vọng quan điểm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Mỗi trang văn mỗi bài thơ đích thực dù nói về gì đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ đều thể hiện lòng yêu sự ghét của tác giả thể hiện một quan điểm nhân sinh hoặc lên án cái ác hoặc ca ngợi tình yêu đưa tới sự hướng thiện cái cao cả cái đẹp của thiên nhiên và con người. Văn học mang tính khuynh hướng rõ rệt. Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi Lẽ nào trời đất dung tha Ai bảo thần dân chịu được Nguyễn Trãi Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh Trăng thương trăng nhớ hỡi trăng ngần. Đàn buồn đàn lặng ôi đàn chậm Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân. Nguyệt Cầm - Xuân Diệu Yêu biết mấy những con người đi tới Hai cánh tay như hai cánh bay lên Ngực dám đón những phong ba dữ dội Chân đạp bùn không sợ các loài sên Mùa thu tới - Tố Hữu 3. Văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật Văn thơ hàm chứa tư tưởng tình cảm. Nhưng văn chương không nói ý một cách khô .