Tham khảo bài viết 'những sai lầm thường gặp khi làm bài thi môn văn', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI LÀM BÀI THI MÔN VĂN Nhiều năm dạy môn Ngữ văn chúng tôi thấy những sai sót phổ biến thường gặp trong các bài thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH xin nêu ra để các sĩ tử rút kinh nghiệm. Kể lại cốt truyện diễn nôm bài thơ Đối với những tác phẩm văn xuôi thường có yêu cầu phân tích nhân vật hay một vấn đề nào đó thế là các sĩ tử tha hồ kể lể. Mặc dù yêu cầu của đề là cảm thụ đánh giá chứ không phải là kể lại câu chuyện. Nhiều bài thi rất dài nhưng không có ý mà chủ yếu là thí sinh khoe trí nhớ của mình kể lại chuyện thậm chí còn thêm thắt chẳng khác gì tra tấn giám khảo. Đề yêu cầu phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chí Phèo thì thí sinh hầu như từ đầu đến cuối bài vanh vách kể lại cốt truyện thậm chí còn trổ tài học thuộc trích luôn một vài câu nguyên văn mà chẳng có ý nghĩa gì. Cũng vậy đề yêu cầu phân tích tình huống truyện của Vợ nhặt thì thí sinh nhẩn nha kể lại luôn câu chuyện. Đành rằng có trí nhớ tốt là đáng ghi nhận song yêu cầu của người ra đề là muốn kiểm tra xem thí sinh ấy hiểu câu chuyện như thế nào trình bày rõ ràng về một vấn đề cụ thể từ câu chuyện ấy chứ không phải là kể lại câu chuyện một cách chán ngắt. Các chi tiết cần được dẫn ra một cách thông minh để làm sáng tỏ luận điểm. Đối với tác phẩm thơ thì không ít thí sinh sa vào diễn nôm lại ý nghĩa của những câu thơ. Tuy cần phải cắt nghĩa giảng giải để hiểu rõ thêm để thấy được những đặc sắc riêng của câu thơ bài thơ nhưng không có nghĩa là thí sinh chỉ việc diễn nôm lại ý nghĩa bài thơ. Câu Câu thơ này cho thấy đoạn thơ này nói lên bài thơ này nghĩa là. .đã trở thành công thức trong bài làm của không ít sĩ tử. Bài thơ vốn hay qua tài chế biến của sĩ tử bỗng trở nên nôm na sống sượng. So sánh việc nhà thì nhác. Nhiều thí sinh khi làm bài đã vận dụng thao tác so sánh. Đây là phương pháp sẽ đạt hiệu quả cao nếu như biết xử lí phù hợp. So sánh khiến cho vấn đề được mở rộng thú vị hơn chứng tỏ người viết có kiến thức tư duy. Ví dụ khi phân tích về bài thơ Tây Tiến