Tham khảo bài viết 'tình hình chính trị, văn hóa xã hội và văn học ở việt nam từ 1930-1945_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1930-1945 2. 36-39. Nhà Tân Dân. - Vũ Đình Long là một nhà giáo thuộc lớp Hoàng Ngọc Phách thời Nam Phong đã có một số bài viết đăng trên Nam Phong về Truyện Kiều là tác giả của một số vở kịch quốc ngữ đầu tiên Chén thuóc độc Toà án lương tâm đăng trên Hữu thanh 1921 . Sau đó mở tiệm sách lấy bảng hiệu Tân dân ở phố Hàng Bông chuyên in sách giáo khoa truyện kiếm hiệp và tiểu thuyết bi tình. - Đến năm 33 Vũ Đình Long đã có một cơ sở ấn loát và xuất bản khá lớn. - năm 1934 VĐL ra tờ Tiểu thuyết thứ bảy không chủ trương làm chính trị khảo luận hoặc cách mạng văn nghệ mà chỉ in tiểu thuyết truyện ngắn để mua vui. - Năm 1935 xuất bản Phổ thông bán nguyệt san in dưới dạng sách mỗi kỳ in trọn vẹn tác phẩm của một nhà văn. Sau đó ra tủ sách Những tác phẩm hay in lại tác phẩm trên TTTB hoặc PTBNS. - năm 1936 ra tuần báo Ích Hữu giao cho Lê Văn Trương làm chủ bút và sau đó năm 1939 ra tờ Tao đàn do Lan Khai và sau đó Nguyễn Triệu Luật làm chủ bút. Tờ trên có khuynh hướng chính trị xã hội tờ dưới có khuynh hướng khảo luận và văn học cao cấp. - nhóm Tân dân bị mang tiếng là làm kinh doanh chứ không làm văn hoá bị TLVĐ phê phán và bản thân những người viết cho nhóm TD cũng nhiều lần đình công không sáng tác vì bị trả nhuận bút quá thấp Lan Khai Lưu Trọng Lư Nguyễn Tuân Lê Văn Trương. . - Những nhà văn thường viết cho nhà Tân dân Nguyễn Công Hoan Vũ Trọng Phụng Lan Khai Lê Văn trương Nguyên Hồng Vũ Trọng Phụng Nguyễn Tuân Lưu Trọng Lư. - đặc tính chung của những nhà văn thuộc nhóm Tân dân các nhà văn thuộc nhà Tân Dân đều thuộc só những người trung lưu bậc dưới Lan Khai Nguyễn Công Hoan Vũ Đình Long là giáo viên tiểu học Lê Văn Trương Vũ Trọng Phụng học dở thành chung khuynh hướng văn nghệ có tính đại chúng yếu kém về nghệ thuật đôi khi cẩu thả và xô bồ bị thúc ép bởi thị trường và có tính chất văn học tiêu thụ. - Đây là một giai đoạn trăm hoa đua nở trong đời sống văn chương ở Việt Nam. - Một mặt có sự phân hoá thành .