Tham khảo bài viết 'văn học lãng mạn việt nam 1930 - 1945_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | VĂN HỌC LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930 - 1945 Cái Tôi trong thơ Hồ Xuân Hương là khát vọng chân chính về tình yêu hạnh phúc của người phụ nữ vốn bị xã hội phong kiến vùi dập khinh rẽ. Thơ của bà khẳng định được vẻ đẹp thể lực và vẻ đẹp tâm linh của người phụ nữ. Đó là bài thơ Bánh trôi nước. Cái Tôi trong thơ Nguyễn Công Trứ vừa thách thức vừa thề bồi Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo Những câu thơ trên của các nhà thơ đầy tính bản ngã. Tính bản ngã là một trong những nguyên nhân sinh ra tính nhân bản của nền văn học dân tộc. Văn chương cổ chứa đựng tâm sự cái Tôi trữ tình cái Tôi tiềm ẩn mà thời đại hầu như không chứa nổi khiến Nguyễn Du phải quay hỏi hậu thế Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như Có lúc cái Tôi trong thơ Nguyễn Du cũng muốn cựa quậy phá phách Chọc trời khuấy nước mặc dầu Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Truyện Kiều Văn chương bày tỏ khát vọng ước mơ phẫn nộ và dự cảm về số phận con người muốn vượt thóat khỏi giới hạn của thời đại. Thế nhưng tư tưởng chính thống của phong kiến là trung quân ái quốc vua là tuyệt đối vua không nhìn thấy số phận cá nhân. Nhưng cái nhìn của văn chương không phải là cái nhìn của vua mà là tiếng nói tình cảm khát vọng của nhân dân từ cá nhân với cá nhân. Chế độ phong kiến không chấp nhận cá nhân do đó nhà thơ cổ có đề cập đến cá nhân nhưng lại bị tư tưởng phong kiến coi thường khước từ. Các nhà thơ cổ người thì bị coi là nghịch sĩ người bị coi là nghịch tử và nghịch thần. Văn học cổ không hiếm sự tích về ý thức cá nhân về tri âm tri kỷ tri ngộ. Tri hiểu Kỷ là cá tính cái riêng chân trời riêng có nhu cầu được hiểu biết và thông cảm Tri kỷ là hiểu được cá tính của nhau Tri âm hiểu được tấm lòng Tri ngộ là hiểu được cái ơn Trong thực tế đời sống và trong văn chương có nhiều cặp quan hệ là bạn tri âm tri kỷ như Chung Tử Kỳ-Bá Nha Lưu Bình-Dương Lễ Nguyễn Khuyến-Dương Khuê Nam Cao- Tô Hoài. Con người ta thấy đời sống có ý nghĩa chừng nào cái kỷ của mình được người biết đến và được .