Tham khảo bài viết 'khát quát văn học việt nam từ cm t8/1945 đến hết tk xx_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Khát quát văn học Việt Nam từ CM T8 1945 đến hết TK XX . MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề này được biên soạn nhằm giúp các em học sinh có cái nhìn khái quát về diện mạo văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. Bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội ảnh hưởng như thế nào đến văn học Trong một bối cảnh như vậy nền văn học đã diễn tiến ra sao Đâu là những đặc điểm chung bao trùm mọi sáng tác phôi thai trong thời kì ấy Các em sẽ có nền tảng thi pháp thời kì văn học để soi chiếu đối sánh trong từng tác phẩm cụ thể. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 a. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt Bản đề cương văn hóa năm 1943 yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945. Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc trong đó có văn nghệ tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ ác liệt. Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc. . Trong hoàn cảnh như vậy văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng. b. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu Chia làm 3 chặng 1945-1954 - 1945- 1946 sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập ca ngợi cuộc tái sinh màu nhiệm của dân tộc Tình sông núi -Mai Ninh Ngọn quốc kì- Xuân Diệu Vui bất tuyệt - Tố Hữu. - Từ cuối 1946 tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công