Bài giảng Chương VII: Phép biện chứng duy vật - Phương pháp luận nhận thức khoa học và thực tiễn

Bài giảng "Chương VII: Phép biện chứng duy vật - Phương pháp luận nhận thức khoa học và thực tiễn" trình bày các nội dung về: Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng; những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật; phương pháp và phương pháp luận, một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của PBCDV. nội dung bài giảng. | CHƯƠNG VII PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT – PHƯƠNG PHÁP LUẬN NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG 1. Siêu hình và biện chứng Siêu hình (tiếng Hy Lạp: Metaphysika: sau vật lý) dùng để chỉ những hiện tượng không thể nhận thức được bằng quan sát. Về sau được học trò của Arixtôt dùng để chỉ một bộ phận trong triết học của Arixtôt – siêu hình học. Hiện nay thuật ngữ siêu hình học (Metphysics) cũng được sử dụng phổ biến theo nghĩa này. Trong Triết học Mác, thuật ngữ siêu hình được dùng để chỉ phương pháp triết học: - Xem xét thế giới trong sự cô lập, tách rời giữa các mặt, các bộ phận của sự vật, giữa sự vật này với sự vật khác. - Xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái đứng im, phủ nhận sự vận động, phát triển. Một số nhà triết học siêu hình, tuy có đề cập đến sự vận động, phát triển, nhưng chỉ giới hạn ở sự thay đổi vị trí, tăng giảm về lượng; không thấy các hình thức đa dạng của vận động, không thừa nhận sự thay đổi về chất của sự vật; xem xét nguồn gốc của vận động từ nguyên nhân bên ngoài, từ một lực lượng siêu tự nhiên. Biện chứng (Dialectika - Dialectics) là lý luận và đồng thời là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, tác động, chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố bên trong và giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Nó xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển, từ sự thay đổi về lượng đến sự thay đổi về chất. Đó là quá trình tự thân vận động, tự thân phát triển do mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng. 2) Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng - Phép biện chứng chất phác cổ đại - Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức - Phép biện chứng duy vật do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập, . Lênin phát triển. 3. Biện chứng khách quan, biện chứng chủ quan và phép biện chứng duy vật - Biện chứng khách quan là biện chứng của tự nhiên và xã hội không phụ thuộc ý thức. - Biện chứng chủ quan là biện chứng của tư duy, là phản ánh . | CHƯƠNG VII PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT – PHƯƠNG PHÁP LUẬN NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG 1. Siêu hình và biện chứng Siêu hình (tiếng Hy Lạp: Metaphysika: sau vật lý) dùng để chỉ những hiện tượng không thể nhận thức được bằng quan sát. Về sau được học trò của Arixtôt dùng để chỉ một bộ phận trong triết học của Arixtôt – siêu hình học. Hiện nay thuật ngữ siêu hình học (Metphysics) cũng được sử dụng phổ biến theo nghĩa này. Trong Triết học Mác, thuật ngữ siêu hình được dùng để chỉ phương pháp triết học: - Xem xét thế giới trong sự cô lập, tách rời giữa các mặt, các bộ phận của sự vật, giữa sự vật này với sự vật khác. - Xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái đứng im, phủ nhận sự vận động, phát triển. Một số nhà triết học siêu hình, tuy có đề cập đến sự vận động, phát triển, nhưng chỉ giới hạn ở sự thay đổi vị trí, tăng giảm về lượng; không thấy các hình thức đa dạng của vận động, không thừa nhận sự thay đổi về chất của sự vật; xem xét

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.