Ở Ấn Độ cổ đại, trong Kinh Vêđa đã nói đến bốn đẳng cấp chính là: Giáo sĩ Balamôn, Quý tộc, Thương nhân, điền chủ, lao động và Một bộ phận người sống ngoài xã hội như thú vât gọi là Pariah (cùng đinh). Ở Trung Hoa cổ đại, Tuân Tử đã phân chia xã hội thành 4 đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương. Ở Hy Lạp cổ đại, Platôn đã nói về một nhà nước cộng hòa với 3 đẳng cấp. | CHƯƠNG X VẤN ĐỀ GIAI CẤP, DÂN TỘC, NHÂN LOẠI TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM I. GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP 1. Các quan điểm trước Mác và ngoài mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp a) Quan điểm trước Mác - Ở Ấn Độ cổ đại, trong Kinh Vêđa đã nói đến bốn đẳng cấp chính là: 1) Giáo sĩ Balamôn, 2) Quý tộc, 3) Thương nhân, điền chủ, 4) lao động và 5) Một bộ phận người sống ngoài xã hội như thú vât gọi là Pariah (cùng đinh). - Ở Trung Hoa cổ đại, Tuân Tử đã phân chia xã hội thành 4 đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương. - Ở Hy Lạp cổ đại, Platôn đã nói về một nhà nước cộng hòa với 3 đẳng cấp. - Trong thời kỳ cận đại, nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng đã nói đến vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, họ chưa thấy được cơ sở kinh tế của sự phân chia giai cấp. Công lao lớn nhất trong việc phát hiện ra giai cấp và đấu tranh giai cấp thuộc về những nhà sử học Pháp: Phrăngxoa Ghidô (1778-1874), Ôguytxtanh Chiery (1795-1856), Phrăngxoa Minhê (1796-1884) Mác không phải | CHƯƠNG X VẤN ĐỀ GIAI CẤP, DÂN TỘC, NHÂN LOẠI TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM I. GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP 1. Các quan điểm trước Mác và ngoài mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp a) Quan điểm trước Mác - Ở Ấn Độ cổ đại, trong Kinh Vêđa đã nói đến bốn đẳng cấp chính là: 1) Giáo sĩ Balamôn, 2) Quý tộc, 3) Thương nhân, điền chủ, 4) lao động và 5) Một bộ phận người sống ngoài xã hội như thú vât gọi là Pariah (cùng đinh). - Ở Trung Hoa cổ đại, Tuân Tử đã phân chia xã hội thành 4 đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương. - Ở Hy Lạp cổ đại, Platôn đã nói về một nhà nước cộng hòa với 3 đẳng cấp. - Trong thời kỳ cận đại, nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng đã nói đến vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, họ chưa thấy được cơ sở kinh tế của sự phân chia giai cấp. Công lao lớn nhất trong việc phát hiện ra giai cấp và đấu tranh giai cấp thuộc về những nhà sử học Pháp: Phrăngxoa Ghidô (1778-1874), Ôguytxtanh Chiery (1795-1856), Phrăngxoa Minhê (1796-1884) Mác không phải là người đầu tiên phát hiện ra giai cấp và đấu tranh giai cấp. Trong Thư gưởi Joseph weydemeyer ở Newyork ngày 5 - 3 -1855, Mác viết: “Còn về phần tôi thì tôi không có công lao là đã phát hiện ra sự tồn tại của các giai cấp trong xã hội hiện đại, cũng không phải có công lao là đã phát hiện ra cuộc đấu tranh giữa các giai cấp ấy với nhau. Các nhà sử học tư sản trước tôi rât lâu đã trình bày sự phát triển lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp đó, còn các nhà kinh tế học tư sản thì đã trình bày sự giải phẩu kinh tế của các giai cấp”. (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t. 28, tr. 661-662) b) Các quan điểm ngoài mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp - Một số học giả phương Tây phủ nhận vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Một số học giả khác không phủ nhận nhưng giải thích không đúng thực chất vấn đề GC và ĐTGC. - Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có hai khuynh hướng hữu khuynh và tả khuynh. + Khuynh hướng hữu khuynh muốn điều hòa mâu thuẫn giai cấp giữa công nhân và tư bản.