Trong lịch sử Việt Nam từ khi dựng nước cho đến nay đã có rất nhiều cuộc cải cách, đổi mới nhằm hoàn thiện hơn bộ máy nhà nước và các chính sách cai trị. | Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV (1395-1407) nhằm giải quyết khủng hoảng toàn diện của xã hội cuối Trần, từ khủng hoảng kinh tế xã hội, khủng hoảng hệ tư tưởng dẫn đến khủng hoảng thiết chế xã hội và cao nhất là khủng hoảng cung đình. Nhìn chung lại : Cải cách Hồ Quý Ly là toàn diện, lấy kinh tế xã hội làm trọng tâm, trong đó “hạn điền”, “hạn nô” là quan trọng nhất. Nhưng “hạn điền”, "hạn nô” không triệt để. Cải cách tiền tệ, ý đồ thì tốt, nhưng kinh tế xã hội chưa có nhu cầu. Cải cách văn hóa, giáo dục có tiến bộ nhưng cũng không tránh khỏi bị những phản ứng của Phật giáo lúc đó vẫn còn cần thiết cho đám quần chúng nông dân khổ ải. Cải cách quân sự có cái mới nhưng chưa coi trọng chiến tranh nhân dân, còn dựa vào thành hơn là “dựa vào lòng người”. Mặc dầu vậy, cải cách xã hội của Hồ Quý Ly cũng có cống hiến đáng kể cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc. Nếu không bị giặc Minh tàn phá thì cũng đưa lại những tiến bộ đáng kể cho đất nước. Những mục tiêu cải cách mà Hồ Quý Ly mong muốn, sau này đã được Lê Thánh Tông kế thừa, phát huy mặt tích cực, phủ định cái tiêu cực, dẫn tới thành công