NHO GIÁO VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM_3

Tham khảo bài viết 'nho giáo và văn hóa ứng xử trong tư tưởng nguyễn bỉnh khiêm_3', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | NHO GIÁO VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM Cuối cùng ông đành phải gác lại mộng thi thố với đời và lựa chọn con đường xuất thế làm một cư sĩ ở Am Bạch Vân để dưỡng thân nhàn bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy không thể cùng một lúc thực hiện hai tâm thế xuất - xử như một sự đối chọn Quân tử gẫm hay nơi xuất xử Ẫt là khôn hết cả hòa hai Thơ Nôm bài 39 . Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm xuất thế cũng là cách của người quân tử xem ra cũng ngang với chí anh hùng của kẻ trượng phu Quân tử mới hay nơi xuất xử Trượng phu cũng có chí anh hùng Thơ Nôm bài 34 . 5 Trong bối cảnh xã hội rối ren do các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực thống trị nội bộ triều đình đố kỵ nhau nên hơn bao giờ hết cái trí của người quân tử càng phải sáng suốt hơn thậm chí phải để ra ngoài tai mọi tiếng thị phi để dưỡng thân nhàn Thị phi chẳng quản mặc chê khen Ngu dại trần trần tính đã quen. Cảnh cũ điền viên tìm chốn cũ Khách nhàn sơn thủy dưỡng thân nhàn ThơNôm bài 41 . Chọn con đường dưỡng thân nhàn Nguyễn Trãi 1380 - 1442 cũng có những trăn trở như Trạng Trình. Song điểm khác nhau giữa họ là ở chỗ Trạng Trình đã thể hiện sự lựa chọn dứt khoát hơn có lẽ tư tưởng hành - tàng của Khổng Tử dẫn ông đến với sự tàng ẩn nhẹ nhàng hơn. Chính vì vậy khái niệm tự tại thường được Nguyễn Bỉnh Khiêm tâm đắc hơn sử dụng thường xuyên hơn so với Nguyễn Trãi Song hiên ngỏ cửa ngồi xem sách Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng Thơ Nôm bài 66 . Tự tại là mình tự đối diện với mình mình làm chủ được mình. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một cư sĩ thông đạt không bị ràng buộc bởi chí để ở công danh nữa. Cho nên ông quan niệm sự tự tại đó của mình là sự thanh cao của nhà nho - dật sĩ là sự ung dung tự tại của một cư sĩ đạo sĩ. Sự tàng ẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng xuất phát từ lý do không được tin dùng khi ông dâng sớ chém đầu 18 quan lộng thần nhưng không được vua Mạc chấp nhận. Sự lựa chọn đó có thể gây ra thị phi của người đời khi đánh giá về ông song nó đã làm chúng ta liên tưởng đến thế ứng xử của bậc quân tử trong Kinh .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.