Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _26

Một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh biết gắn bó và quan tâm đến đời sống của nhân dân, có hiệu lực trong huy động và tổ chức cả nước chống giặc, một lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo với chính sách “ngụ binh ư nông” là hai yếu tố cực kỳ trọng yếu trong kế sách giữ nước thời Lý - Trần. | Kê sách giữ nước thời Lý-Trần Một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh biết gắn bó và quan tâm đến đời sống của nhân dân có hiệu lực trong huy động và tổ chức cả nước chống giặc một lực lượng quân đội hùng mạnh đông đảo với chính sách ngụ binh ư nông là hai yếu tố cực kỳ trọng yếu trong kế sách giữ nước thời Lý - Trần. Cực kỳ quan trọng bởi vì thiếu một trong hai yếu tố đó thì sẽ không tiến hành được công cuộc chống giặc giữ nước. Tuy những điều này rất quan trọng nhưng chưa đủ để bảo đảm chống giặc thắng lợi. Những yếu tố đó chỉ phát huy được hiệu lực trên cơ sở khối đoàn kết toàn dân tạo được thế vua tôi đồng lòng cả nước góp sức chúng chí thành thành . Vẫn hay rằng trước quốc nạn những mâu thuẫn trong nội bộ thường được gác lại nhằm tập trung sức chống giặc giữ nước. Nhưng lịch sử đã diễn ra không hẳn thời nào cũng như vậy. Trường hợp vương triều Hồ chống giặc Minh vào đầu thế kỷ XV bị thất bại là một ví dụ. Để có được khối đoàn kết toàn dân vững chắc không thể là kết quả của năm của tháng càng không thể đợi đến khi có giặc mới xây dựng. Ở đây có vai trò của nhà nước mặc dù đoàn kết yêu thương đùm bọc vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Một nhà nước quan liêu chuyên chế đối lập với lợi ích của nhân dân tuyệt nhiên không thể tập hợp được dân chúng. Cụ thể hơn nhà nước trung ương tập quyền một khi trở thành quan liêu chuyên chế lấy lợi ích của vương triều làm mục đích cai trị thì nhà nước đó không có khả năng đề ra và ban hành những chính sách có hiệu quả để thu phục lòng người gắn bó các tầng lớp xã hội khác nhau về vị trí lợi ích và nguyện vọng thành một khối như nhà nước quân chủ Nguyễn sau này. Thời Lý -Trần do tính chất tiến bộ trong thời kỳ đi lên của nó nhà nước quân chủ trung ương tập quyền đã tạo nên được một xã hội phát triển với các mối quan hệ gần gũi chan hòa từ trong cung đình cho đến hương giáp xã. Sự cách biệt giữa vua - tôi giữa các đẳng cấp xã hội từng xuất hiện nhưng chưa sâu sắc đặc biệt từ giữa thế kỷ XIV về trước. Nho giáo được

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.