QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ, HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (1228 - 1300) Trần Quốc Tuấn quê ở phủ Thiên Trường (Nam Hà), sinh năm 1228, khi họ Trần vừa thay thế họ Lý làm vua trong một đất nước đầy biến động. Lúc đó vua Trần Cảnh (Trần Thái Tông) mới 11 tuổi là chồng Lý Chiêu Hoàng. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh do xếp đặt của Trần Thủ Độ nên không tránh khỏi sự dị nghị của hàng ngũ tông thất nhà Lý. Bấy giờ câ triều đình mới đều mong mỏi Trần Thái Tông. | Kế sách giữ nước thời Lý-Trần QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN 1228 - 1300 Trần Quốc Tuấn quê ở phủ Thiên Trường Nam Hà sinh năm 1228 khi họ Trần vừa thay thế họ Lý làm vua trong một đất nước đầy biến động. Lúc đó vua Trần Cảnh Trần Thái Tông mới 11 tuổi là chồng Lý Chiêu Hoàng. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh do xếp đặt của Trần Thủ Độ nên không tránh khỏi sự dị nghị của hàng ngũ tông thất nhà Lý. Bấy giờ câ triều đình mới đều mong mỏi Trần Thái Tông sớm có hoàng tử để thế ngôi. Công chúa Thuận Thiên vợ Trần Liễu anh vua đang có mang. Trần Thủ Độ bắt ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để vua sớm có người kế vị. Trần Liễu túc giận dấy binh nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Tuy vậy Trần Liễu mang nặng hận thù kén thầy giỏi dạy cho con trai thành bậc văn võ toàn tài và ký thác vào con mình mối thù riêng sâu nặng ấy. Trước khi mất Liễu cầm tay con nói Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được . Người con ấy của Trần Liễu chính là Trần Quốc Tuấn. Từ nhỏ Quốc Tuấn đã có tướng mạo oai hùng tỏ ra thông minh hơn người ai cũng khen Quốc Tuấn kỳ tài ngày sau có thể kinh bang tế thế. Lớn lên Quốc Tuấn càng thông minh xuất chúng đọc rộng biết nhiều tài kiêm văn võ. Trần Liễu thấy vậy càng mừng vì cho là con mình sẽ thực hiện được ước vọng riêng tư. Cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến ba lần quốc nạn nhưng ông luôn luôn tỏ ra là một bậc hiền lương anh hùng Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi của dân nước xã tắc. Ông dẹp thù riêng để vun trồng cho mối đoàn kết trong tông tộc trong triều đình khiến cho nó trở thành cuội nguồn của mọi chiến thắng. Quốc Tuấn để lời cha dặn trong lòng nhưng không cho là phải. Khi đã có quyền cao chức trọng ông đem lời cha dặn thử hỏi gia nô là Yết Kiêu và Dã Tượng. Cả hai người đều can ông Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương há chăng đã phú quý rồi sao Chúng tôi xin thề chết già làm gia nô chứ không