1- Khẳng định phươnghướng chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đó là: "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". | Cương lĩnh của Đảng - ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng 1- Khẳng định phươnghướng chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đó là chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản . Sau này gọi là cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa . Tính chất giai đoạn và lý luận cách mạng không ngừng đã được thể hiện trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng cách mạng tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để tiên lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây là con đường cứu nước mới khác với những chủ trương những con đường cứu nước của những nhà yêu nước đương thời đã đi vào bê tắc và thất bại. Như vậy ngay từ đầu Đảng ta đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận MÁC-LÊNIN vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam được phản ánh trong Cương lĩnh đã thiện được tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghiã xã hội. Việc xác định đúng đắn phương hướng con đường của cách mạng Việt Nam ngay từ đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là ngọn cờ tập hợp lực lượng cách mạng là cơ sở để giải quyết đứng đắn các vấn đề cơ bản của cách mạng việt Nam. 2- Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam Cương lĩnh chỉ rõ Đánh đố đế quốc chủ nghĩa và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập . Tức là nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền sau này gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là chống đế quốc giành độc lập cho dân tộc và chống phong kiến để giành ruộng đất cho dân cày. Trong đó nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ đặc điếm của chế độ thuộc địa nửa phong kiến đây là hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. Sự kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến đã khẳng định tính toàn diện triệt để của đường lối cách mạng Việt Nam. Những nhiệm vụ đó là biểu hiện sinh động của việc kết hợp giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp giải phóng xã hội và giải phóng con người trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. 3- Về lực lượng