1. Một cái nhìn chung về việc tiếp nhận Dostoievski tại Việt Nam Khó tìm thấy ở bất cứ quốc gia nào, trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu, có được một thành phần độc giả rộng rãi, mang tính đại chúng, dành cho Dostoievski. | Ảnh hưởng của Dostoievski tại Việt Nam trước 1945 1. Một cái nhìn chung về việc tiếp nhận Dostoievski tại Việt Nam Khó tìm thấy ở bất cứ quốc gia nào trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu có được một thành phần độc giả rộng rãi mang tính đại chúng dành cho Dostoievski. Việt Nam không ngoại lệ. Độc giả của Dostoievski ở nước ta từ trước cho đến tận bây giờ là loại độc giả ưu tú khá chuyên biệt một thiểu số chọn lọc 1 giới phê bình nhà văn giảng viên sinh viên đại học. Đây là loại công chúng đặc biệt có vai trò to lớn trong việc hướng dẫn thị hiếu nghệ thuật của xã hội nâng cao tầm đón nhận. Ngay trong giới trí thức độc giả của Dostoievski cũng thu hẹp hơn rất nhiều so với L. Tolstoi một đại thụ văn xuôi c ùng thời với ông. Nếu như các tác phẩm của L. Tolstoi được dịch từ những năm 1929 - 1930 Phục sinh 1937 Anna Karenina thì phải đến cuối thập niên 50 mới nghe nhắc đến các bản dịch tiếng Việt tác phẩm của Dostoievski. Tại Sài Gòn những bản dịch này xuất hiện lác đác vào năm 1959 trên các tờ Bách Khoa Văn Hoá Ngày Nay dưới dạng những trích đoạn tiểu thuyết. Phải bước sang những năm 60 và nhất là từ những năm 70 trở đi các tác phẩm dài hơi của Dostoievski mới được giới thiệu trong dạng văn bản toàn vẹn. Ở Hà Nội phải đến những năm 80 một trong những cuốn sách lừng lẫy nhất của Dostoievski là Tội ác và hình phạt mới chính thức ra mắt bạn đọc mặc dù bản dịch đã nằm tại Nxb Văn hóa từ những năm 60 . Tuy nhiên muốn xác định thời gian độc giả lần đầu tiếp xúc với một nhà văn ngoại quốc mà chỉ dựa trên cứ liệu dịch thuật thì chưa đủ. Ngoài văn bản dịch người ta có nhiều ngả đường tìm đến với nhà văn. Thực ra Dostoievski đã đến Việt Nam sớm hơn thời gian tác phẩm của ông được chuyển ngữ. Kẻ môi giới đưa Dostoievski vào Việt Nam sớm hơn ấy chính là tiếng Pháp. Dostoievski đến với giới trí thức Việt Nam trong hình hài ngôn ngữ Pháp được coi không chỉ là nhà văn Nga mà là tài sản văn hoá châu Âu văn hoá thế giới. Cũng trong mối quan hệ này Dostoievski được du nhập vào nước ta còn .