Xã hội Việt Nam những năm 1930, 1940 đã hình thành một cộng đồng người viết trẻ trung, mới mẻ. Đó là một thế hệ tinh hoa, giàu tài năng và cũng sẵn hùng tâm tráng chí. Họ tự nguyện gánh vác trọng trách hiện đại hóa văn học nước nhà. | Chuyên nghiệp hoá hoạt động sáng tác một đòi hỏi tất yếu của công cuộc Xã hội Việt Nam những năm 1930 1940 đã hình thành một cộng đồng người viết trẻ trung mới mẻ. Đó là một thế hệ tinh hoa giàu tài năng và cũng sẵn hùng tâm tráng chí. Họ tự nguyện gánh vác trọng trách hiện đại hóa văn học nước nhà. Xem văn chương là một nghề lấy xây dựng sự nghiệp văn chương là lẽ sống tùy hoàn cảnh riêng từng người từng thời điểm họ phấn đấu trở thành nhà văn chuyên nghiệp hay chí ít bán chuyên nghiệp. Hơn bao giờ hết cộng đồng người viết này phải nhận thức đầy đủ sâu sắc về nghề văn về ý nghĩa xã hội hay các chức năng của sáng tác văn học về giá trị tinh thần cũng như vật chất về vinh quang và cay đắng mà tác phẩm sự nghiệp văn chương có thể mang lại . Xã hội hiện đại đã chấp nhận văn chương thành hàng hóa xem sáng tác văn chương như một nghề thì cũng có thể biến nó thành nghiệp đối với nhà văn. Nhà văn thời ấy luôn bị đặt trước một tình thế đầy mâu thuẫn vừa chịu ơn các tòa báo nhà in các ông chủ xuất bản khi nhận nhuận bút từ họ vừa oán giận cái xã hội kim tiền và các ông chủ vô tình hay cố ý đồng nhất văn chương với những thứ hàng hóa thông thường khác lạnh lùng xúc phạm danh dự của nhà văn. Dù muốn dù không nhà văn chuyên nghiệp phải sống bằng trang viết của mình sáng tác văn chương sẽ trở thành một phương tiện có thể là phương tiện duy nhất nuôi sống bản thân và gia đình họ. Khốn nỗi nhà văn An Nam rất khổ không mấy ai có thể sống được một cách thảnh thơi bằng tiền nhuận bút. Chả thế mà thi sĩ Tản Đà từng phải chua chát thốt lên văn chương hạ giới rẻ như bèo và tuyên bố đem văn đi bán chợ trời còn Xuân Diệu Thế Lữ Huy Cận Nam Cao Vũ Trọng Phụng và nói chung các nhà văn Việt Nam trước 1945 đều thấm thía cái sự thật cay đắng cơm áo không đùa với khách thơ . Nói đúng ra không riêng gì người viết văn có nguy cơ lâm vào tình trạng túng kiết mà đến cả các ông chủ báo chủ nhà in chủ phát hành lắm khi cũng sa cơ lỡ vận lâm vào cơn bĩ cực khó bề cứu vãn 6 . Nói vậy đủ thấy cho dù .