Cội nguồn văn hoá dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

Sinh năm 1956, Cao Duy Sơn lớn lên khi đất nước đã được đổi đời nhờ cách mạng. Trong truyện của anh không còn nhiều hủ tục mê tín nặng nề thắt buộc con người vào bể khổ trần ai như trong tác phẩm của Vi Hồng, Triều Ân, Tô Hoài, Ma Văn Kháng. | Cội nguồn văn hoá dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn Sinh năm 1956 Cao Duy Sơn lớn lên khi đất nước đã được đổi đời nhờ cách mạng. Trong truyện của anh không còn nhiều hủ tục mê tín nặng nề thắt buộc con người vào bể khổ trần ai như trong tác phẩm của Vi Hồng Triều Ân Tô Hoài Ma Văn Kháng. Đời sống người vùng cao giờ đây đã có nhiều thay đổi. Nhưng đứng từ điểm nhìn hiện tại nhà văn vẫn xót xa bởi bao nỗi đau xưa còn hiện hữu đến tận bây giờ. Đó là những cuộc tình lỡ dở của bao đôi lứa bởi những quan niệm lạc hậu khiến số phận con người rơi vào những bi kịch buồn đau. Bao đôi lứa yêu thương nhau tha thiết mà chẳng thể nên duyên chồng vợ để cả cuộc đời dài phải sống trong nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi. Ông Thim - bà Phón Người săn gấu lão Sinh - bà Êm Chợ tình đánh mất tình yêu chỉ vì những cản ngăn bởi quan niệm giàu - nghèo không môn đăng hộ đối . Những quan niệm cổ hủ lạc hậu còn giam hãm bao cuộc đời không cho họ được hưởng hạnh phúc ân ái lứa đôi. Bà mẹ chồng của Líu trong truyện ngắnGóc trời Tây có cơn mưa đá đã từng quằn quại trong sự khát thèm hạnh phúc ái ân. Chồng mất khi bà mới đôi mươi tuổi xuân phơi phới. Dập tắt lửa lòng để giữ tiếng thơm cho gia đình dòng họ bà đã phải trải qua bao đau đớn vật vã. Bây giờ đến lượt nàng dâu cũng một phận như bà. Tìm mọi cách ngăn cản chuyện bướm ong buộc đôi trẻ chia lìa bà đã trở thành kẻ có tội. Ngòi bút giàu tinh thần nhân đạo của Cao Duy Sơn đã thể hiện thái độ cảm thông đồng tình với khát vọng hạnh phúc chân chính của con người. Nàng đi đây. Nàng sẽ đến với tình yêu của nàng. Thứ men lạ lùng nhất trần đời cám dỗ nàng như bùa bả - Lời văn như reo vui với bước chân của Líu. Nhưng còn biết bao rào cản khiến người phụ nữ trẻ bế tắc chẳng biết lựa chọn bề nào. Lời văn bỗng trĩu nặng xót thương Dường như không thể quay lại mà cũng không thể bước qua chiếc cổng đá kia . Thân phận người phụ nữ vùng cao đến bây giờ cũng đâu đã hết được cái khổ. Tục lệ vợ chồng lấy nhau phải đợi đến ngày có con mới được về sống chung .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    107    2    16-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.