Khảo sát qua một số công trình nghiên cứu, nhất là Việt Nam ca trù biên khảo, ta thấy tác giả Hát nói đầu tiên vẫn là Nguyễn Công Trứ với 65 bài. | Nguyễn Công Trứ -Ông hoàng hát nói Khảo sát qua một số công trình nghiên cứu nhất là Việt Nam ca trù biên khảo ta thấy tác giả Hát nói đầu tiên vẫn là Nguyễn Công Trứ với 65 bài. Trong một thời kỳ mà Hát nói đã chiếm vị trí ưu đẳng như vậy bên cạnh Nguyễn Công Trứ còn có một Nguyễn Quý Tân cũng chỉ có 5 bài và Cao Bá Quát có 16 bài. Còn nếu xét hết cả thế kỷ XIX với các hậu bối thì Nguyễn Khuyến có 6 bài Dương Khuê có 13 bài Chu Mạnh Trinh 3 bài và Trần Tế Xương cũng chỉ có 7 bài. Tất nhiên chúng ta không thiên về chuyện đong đếm nhất là trong lĩnh vực văn chương nhưng dù sao với các con số áp đảo vừa nêu cũng chứng tỏ được một điều thể loại Hát nói vẫn là dư địa và đắc địa của Nguyễn Công Trứ. Số lượng các bài Hát nói của ông không chỉ vượt trội so với các tác giả cùng thời như Cao bá Quát Nguyễn Quý Tân mà nếu xét cả giai đoạn sau cho hết thế kỷ XIX thì với gia tài Hát nói của mình tác giả Nguyễn Công Trứ vẫn đủ sức đối trọng và giữ thế quân bình với toàn bộ các tác giả khác. Đỗ Bằng Đoàn Đỗ Trọng Huề cho rằng ca trù đã hiến cho chúng ta một thể thơ đặc biệt Việt Nam là Hát nói giữa lúc văn chương Việt Nam bị các thể thơ Tàu xâm nhập bốn bề. Văn thể Hát nói không những biểu hiện cái tinh thần độc lập mà còn biểu hiện cả cái khả năng đồng hoá của dân tộc ta 7 . Chúng tôi muốn nói thêm trên mảnh đất văn học Hát nói đầy tinh thần tự tồn tự hào dân tộc đó Nguyễn Công Trứ là người dày công gieo hạt cần mẫn chăm sóc và gặt hái bội thu nhất. Quả đúng như Trần Đình Hượu khẳng định đối với Nguyễn Công Trứ việc lựa chọn các điệu thức ca trù để làm ra các bài Hát nói thì hơn bất cứ của ai khác đã tiêu biểu cho một khuynh hướng văn học của thời đại 8. Vậy thì do những yếu tố và tác nhân nào khiến Nguyễn Công Trứ có sự lựa chọn thể loại mang tính đột phá trên con đường đi vào thế giới văn chương nhằm tạo ra các sinh thể nghệ thuật Hát nói nổi trội đó Mỗi một thể loại văn học ra đời và phát triển bao giờ cũng do một nhu cầu lịch sử nhu cầu nghệ thuật nhất định. Ở Trung Quốc .