3. Sự kế thừa và phát triển từ văn học truyền thống trong quá trình hiện đại hóa văn học Trung Quốc Sau cuộc vận động Ngũ Tứ, văn học Trung Quốc thật sự bắt đầu bước vào thời kỳ hiện đại. | Quá trình hiện đại hoá văn học Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Sự tương tác giữa những chuyển biến tự thân với các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài 3. Sự kế thừa và phát triển từ văn học truyền thống trong quá trình hiện đại hóa văn học Trung Quốc Sau cuộc vận động Ngũ Tứ văn học Trung Quốc thật sự bắt đầu bước vào thời kỳ hiện đại. Văn học hiện đại Trung Quốc thể hiện một xã hội tân thời một dáng dấp tinh thần mới mẻ với những phương pháp biểu đạt nghệ thuật hoàn toàn mới. Nhưng dù giữ cho mình một khoảng cách lịch sử nhất định nó vẫn không thể cắt đứt hoàn toàn với quá khứ. Minh chứng cho điều này chính là lớp người trí thức mở màn cho văn học hiện đại như Hồ Thích Lỗ Tấn Chu Tác Nhân Quách Mạt Nhược . Họ không chỉ là những người phất ngọn cờ văn học mới họ còn là những bậc thầy về quốc học và dù có ý thức hay không vai trò của họ vẫn là tiếp tục đẩy mạnh nền quốc học trong xã hội hiện đại. Các tác phẩm của các nhà văn lớn thời kỳ này tuy mang đậm hơi hướng phương Tây nhưng ở tầng sâu hơn vẫn có thể thấy huyết mạch của văn học truyền thống đang cuộn chảy. Lỗ Tấn đã từng dùng vũ khí của văn học phương Tây để chiến đấu với văn học truyền thống ông viết truyện ngắn truyện vừa tiểu thuyết . như một nhu cầu của thời đại đồng thời cũng là sự ảnh hưởng từ nhân tố nước ngoài. Tuy nhiên tinh thần chủ đạo trong văn học của ông vẫn là tinh thần trong văn học truyền thống Trung Quốc. Có thể thấy ông đã tiếp nối và thể hiện một cách quyết liệt hơn chủ nghĩa ái quốc tư tưởng vì nước vì dân lo lắng cho vận mệnh dân tộc ghét cái ác như kẻ thù. qua các thời đại của Hàn Phi Khuất Nguyên Đỗ Phủ . Mao Thuẫn Diệp Thánh Đào Vương Thống Chiếu . cũng đã thể hiện nội hàm văn hóa dân tộc sâu sắc cũng như ảnh hưởng từ văn học cổ Trung Quốc trong cách miêu tả xây dựng nhân vật lựa chọn hình ảnh nhằm thể hiện hàm ý sâu xa trong từng chi tiết được khắc họa. Sự thành công rực rỡ của các vở kịch như Khuất Nguyên của Quách Mạt Nhược hay Lôi vũ của Tào Ngu có thể coi là minh chứng