Nguyễn Huệ - Người anh hùng áo vải

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. | Nguyên Huệ - Người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Tổ tiên xưa của Nguyễn Huệ là họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu trấn Nghệ An. Sau có một chi dời vào huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Xuân. Theo các cụ ở Hưng Thái Hưng Nguyên cho biết thì họ Hồ ở Hưng Thái hằng năm thường có sang Nghi Xuân nhận họ. Trong trận tấn công ra Bắc vào tháng 6 năm ất Mùi 1655 quân Nguyễn chiếm được 7 huyện Nam sông Lam Nghệ An bắt dân đưa vào Đàng Trong khai hoang. Sách cũ đều nói tổ bốn đời của Nguyễn Huệ cũng ở trong số di dân ấy lúc đầu đến ở ấp Tây Sơn Nhất thuộc huyện Quy Ninh phủ Quy Nhơn. Đến đời Nguyễn Phi Phúc có sách chép là Hồ Phi Phúc mới dời đến ở ấp Kiên Thành huyện Tuy Viễn nay là làng Kiên Mỹ xã Bình Thành huyện Tây Sơn tỉnh Nghĩa Bình. Nguyễn Phi Phúc và vợ là Nguyễn Thị Đông sinh ra Nguyễn Nhạc Nguyễn Lữ Nguyễn Huệ và một người con gái. Nguyễn Huệ sinh năm 1753. Thuở nhỏ Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm sau gọi là Bình. Cả ba anh em đều theo học thầy Hiến một nhà nho bất đắc chí vì phản đối chính sách hà ngược của Trương Phúc Loan nên bỏ trốn vào Quy Nhơn mở trường dạy học ở ấp Yên Thái. Theo Hoa Bằng trong Quang Trung anh hùng dân tộc thì Nguyễn Huệ tóc quăn da sần mắt như chớp sáng tiếng nói sang sảng như tiếng chuông nhanh nhẹn khỏe mạnh can đảm. Sách Tây Sơn thuật lược còn miêu tả đôi mắt Quang Trung ban đêm khi ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu . Mùa xuân năm 1771 đất Tây Sơn sôi động lá cờ nghĩa bằng lụa đỏ dài 10 m được dựng lên với khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo và lời hịch kể tội Trương Phúc Loan được truyền đi khắp nơi. Các tầng lớp nhân dân người Kinh người Thượng đều hăng hái tham gia. Từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn này Nguyễn Huệ trở thành lãnh tụ kiệt xuất .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.