Tham khảo bài viết 'âm mưu xâm lược việt nam của pháp & tình hình việt nam phong kiến giữa tk 19_3', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp Tình hình Việt Nam phong kiên giữa TK 19 Năm 1852 Lu-i Bô-na-pác Luis Bonaparte được sự ủng hộ của cánh đại tư sản phản động ở Pháp lên ngôi hoàng đế lập ra đế chế III xưng là Na-pô-lê-ông III. Việc chuẩn bị xâm lược Việt nam của Pháp được đẩy mạnh thêm một bước. Năm 1856 Mông-ti-nhi De Montigni được vua Pháp Na-pô-lê-ông III phái đến công cán tại khu vực ấn Độ Trung Quốc mục đích là điều đình để ký các hiệp ước thương mại thân thiện với Xiêm thương nghị với vua Việt Nam về việc giao hiếu và thông thương nhưng vì mắc việc tại Xiêm Môngtinhi đã phái Lơ-Li-ơ-dơ LeLieur hạm trưởng tàu Catinat đem thư trước tới Việt Nam. Ngày 21 9 1856 tàu Catinat tới cửa biển Đà nẵng. Quan trấn thủ Đà Nằng lại khước từ không tiếp nhận bức thư của Pháp. Lơ-Li-ơ dơ tức giận sai phá các thành lũy của quân ta. Ngày 24 tháng 10 năm 1856 một tuần dương hạm khác do Cô-li-ê chỉ huy lại đến Đà nẵng trực tiếp gửi thư hăm doạ quan đầu tỉnh Quảng Nam. Sau đơ ít lâu ngày 23 1 1857 Mông ti nhi tới Việt nam. Sau nửa tháng thương thuyết không có kết quả Mông-ti-nhi bỏ về nước. Cùng về Pháp với Mông-ti-nhi có giám mục Pen-lơ-ranh Pellerin bấy lâu nay vẫn lẩn lút ở Việt Nam và trốn được xuống tàu Catinat. Pen-lơ-ranh đem tình hình cấm đạo và sát tả ở Việt Nam ra tuyên truyền rồi ra sức xúi dục Chính phủ Pháp hành động bằng vũ lực. Ngay sau đó một cơ quan chuyên nghiên cứu vấn đề Việt Nam của Pháp đã được lập ra vào ngày 22-4-1857 lấy tên là Uỷ ban Nam kì. Lá cờ bảo hộ công giáo được giương lên để chuẩn bị cho cuộc hành binh xâm lược. Chỉ mấy ngày sau khi thành lập theo lệnh của Na-pô-lê-ông III Uỷ ban Nam Kì đã họp ròng rã ba tuần liền từ 28-4-1857 để quyết định kế hoạch đánh chiếm Việt các cuộc họp này Uỷ ban Nam kì đã toan dựa vào văn bản của hiệp ước Véc-xây 1787 để hợp pháp hoá việc đem quân xâm lược nước ta và chủ trương điều động gấp rút quân đội sang chiếm ba đô thị lớn là Sài gòn Đà nẵng và Kẻ Chợ Hà Nội biến Việt Nam thành đất thuộc Pháp biến triều .