Tham khảo bài viết 'hiệp ước 5-6-1862 - cuộc kháng chiến tiếp tục của nhân dân việt nam', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Hiệp ước 5-6-1862 - Cuộc kháng chiến tiếp tục của nhân dân Việt nam Sau khi kết thúc chiến sự ở Trung quốc ngày 7 2 1861 đại quân Pháp kéo về Việt Nam dưới quyền chỉ huy của tướng già Sác-ne. Viên tướng này này được chính phủ Na-pô-lê-ông III trao cho những quyền hành rất lớn thống lãnh toàn bộ lực lượng võ trang Pháp ở viễn đông có quyền tuyên chiến hoặc ký hòa ước với Việt Nam. Pháp hội quân tại Bến Nghé cả thảy có khoảng tên trong đó có cả lực lượng cũ mới và dân phu bị bắt ở Quảng Châu cùng 250 lính Tây Ban Nha. Sáng sớm ngày 24 2 1861 đại bác địch bắt đầu tàn phá Đại Đồn. Quân ta chống cự mãnh liệt đẩy lui nhiều đợt tấn công của giặc. Ngày hôm sau thành vỡ Nguyễn Tri Phương phải ra lệnh lui binh bỏ lại 150 đại bác khẩu súng tay. Thừa thắng quân Pháp đánh lan về phía Biên hòa chiếm được Thuận Kiều Trảng Bàng Tây Ninh. Nghe tin Đại đồn thất thủ triều đình vội điều thêm viện binh ứng cứu lại cử Tôn thất Cáp và Nguyễn Bá Nghi vào Nam bộ. Song vì việc hành quân quá chậm đến rồi lại không chủ động tiến công nên quân giặc thừa thế lánh lan ra nhiều nơi. Đầu tháng 4 năm1861 chúng chiếm Định Tường gồm cả Mĩ Tho Tân An Gò Công - một tỉnh giàu có và đông dân nhất Nam bộ lúc đó có sông Tiền giang dẫn tới biên giới Căm-pu-chia. Quân triều đình cố gắng dựa vào các cản trên sông để tiêu diệt và ngăn chặn bước tiến của địch. Mặc dầu bị tổn thất nặng ngày 12 4 1861 quân Pháp vẫn tới được Mĩ Tho. Quan trấn thủ là Nguyễn Hữu Thành đã cho thiêu hủy kho tàng dinh thự chạy về Cái Bè. Quân Pháp ung dung vào thành với vô số chiến lợi phẩm qúi giá. Sau khi chiếm được Định Tường quân Pháp liền thực hiện chính sách dùng người Việt trị người Việt tăng cường xây dựng lực lượng ngụy binh để chuẩn bị tiến đánh Biên Hòa. Tháng 12 1861 quân địch dưới sự chỉ huy của Bô-Na thay Sác-ne mở cuộc tiến công Biên Hòa bằng cả hai đường thủy bộ. Quân Nguyễn chống cự yếu ớt. Một số quan lại điển hình như Nguyễn Bá Nghi - quan trấn thủ Biên Hoà mới nghe tin quân Pháp tới đã hèn nhát bỏ chạy.