Nói đến miền núi là nói đến con người giữa lòng thiên nhiên, nên việc so sánh con người với thiên nhiên là một thao tác phổ biến trong văn học về đề tài này. | Quan hệ con người - tự nhiên trong văn xuôi miền núi Nói đến miền núi là nói đến con người giữa lòng thiên nhiên nên việc so sánh con người với thiên nhiên là một thao tác phổ biến trong văn học về đề tài này. Trong văn xuôi miền núi hiện đại sự đối sánh con người - thiên nhiên đã thoát khỏi những khuôn mẫu gò bó xưa cũ trở nên đa dạng linh hoạt và sống động hơn so với văn học trung đại. Thiên nhiên và con người là hai hình tượng sóng đôi hình tượng này làm nổi bật hình tượng kia. Kế thừa truyền thống với phương thức mượn cảnh ngụ tình lấy thiên nhiên làm giá đỡ tâm trạng làm phiên bản của tâm trạng trở thành môtíp nghệ thuật trong nhiều tác phẩm văn xuôi miền núi hiện đại. Qua việc khảo sát văn xuôi dân tộc và miền núi có thể khái quát mối quan hệ con người và tự nhiên thành các cấp độ như sau 1. Sự gắn bó giữa con người và tự nhiên - hai thực thể của tạo hoá Marx từng cho rằng con người trực tiếp là thực thể tự nhiên một thực thể tự nhiên sống 1 . Con người miền núi tựa vào thiên nhiên mà chiến đấu và lao động nuôi dưỡng thể chất bồi đắp tình cảm và thanh lọc tâm hồn. Thiên nhiên vừa là môi trường sinh thái là cơ sở thiết yếu nhất để con người tồn tại vừa là bầu bạn của con người. Hầu như bất cứ tác phẩm nào cũng ít nhiều thể hiện mối quan hệ hữu cơ này nó như là một thuộc tính của văn xuôi miền núi. Người du kích trên núi chè tuyết và đứa cháu xa quê của Bùi Nguyên Khiết kì vĩ hình ảnh một ông già bảy mươi tuổi sống đơn độc trên núi Hoa Thạch Bàn nơi chỉ có một màu xanh mênh mông vương vương vài sợi mây trắng chỉ huy một bầy khỉ hái chè cho hợp tác xã sáu năm không về nhà. Một con người như tạc vào thiên nhiên gắn với thiên nhiên liền một khối. Ông Pồn trong Ông Pồn và chú hổ con Ma Văn Kháng cũng sống giữa muông thú như sống với bạn bè hàng xóm và mối ân tình của ông với chú hổ mà ông nuôi nấng từ bé cho thấy con người và tự nhiên không chỉ tương liên mà còn tương cảm lạ lùng. Một số hình tượng khác miêu tả con người gần gũi với loài vật cỏ cây trong Trăng non