Tham khảo bài viết 'niềm kiêu hãnh chiến thắng bạch đằng ngày 9 tháng 4 năm 1288_3', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | NIỀM KIÊU HÃNH CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 Bọn này đông nhưng đang bị uy hiếp liên tục và gặp nhiều khó khăn về các mặt. Tin thất bại thảm hại của đạo quân thủy sẽ làm cho tinh thần bọn chúng vốn đã suy yếu càng bị sụp đổ nhanh chóng. Chúng sẽ tháo chạy trong cảnh hỗn loạn với tâm lý thất bại. Trên đường rút chạy của địch ta không chặn lại tiêu diệt toàn bộ khôngđánh những trận tiêu diệt lớn. Nhưng theo kế hoạch của Trần Quốc Tuấn quân chủ lực của triều đình phối hợp với các đội dân binh bố trí những trận phục kích tập kích truy kích đánh địch liên tục trên đoạn đường dài từ Vạn Kiếp đến tận biên giới. Đại quân của ta sau khi tiêu diệt đạo quân thủy có thể nhanh chóng vận động đến tham gia những trận đánh tiêu diệt đạo quân bộ. Như vậy cả hai đạo quân thủy bộ của địch đều bị tiêu diệt trong đó đạo quân thủy bị tiêu diệt gọn toàn bộ đạo quân bộ bị tiêu diệt liên tiếp từng bộ phận một và cuối cùng cũng bị tiêu diệt nặng nề. Chọn đạo quân thủy của Ô Mã Nhi Phàn Tiếp làm đối tượng quyết chiến trước hết và chủ yếu là kết quả của sự xét đoán phân tích rất chính xác khoa học của vị thống soái thiên tài Trần Quốc Tuấn. Đánh vào đạo quân thủy là phát huy chỗ mạnh của ta đánh vào chỗ yếu của địch là gây chấn động mạnh đến tâm lý tinh thần của đạo quân bộ tạo điều kiện đề quân dân ta thừa thắng xốc tới tiêu diệt tiếp đạo quân này. Trong cuộc kháng chiến thứ ba chiến trường ven biển giữ một vị trí rất quan trọng. Nếu như trong cuộc kháng chiến trước hai tháng cuối của đợt phản công chiến lược Trần Quốc Tuấn lấy đồng bằng ven sông Hồng làm địa bàn mở các trận quyết chiến đầu tiên thì trong cuộc kháng chiến này khi quân Nguyên tiến vào Vạn Kiếp Thăng Long quân ta lại rút về vùng ven biển và đông - bắc chuẩn bị một địa bàn chiến lược quan trọng ở vùng này. Đại quân của hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông chỉ huy kéo về đóng ở vùng Hiệp Môn Kinh Môn Hải Dương Theo Đại Nam nhất thống chí phần tỉnh Hải Dương và Bài thơ đề núi Dương Nham của Phạm Sư Mạnh đời .