Tham khảo bài viết 'thời chúa trịnh vua lê đã đạt đỉnh cao của văn hóa thăng long_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | THỜI CHÚA TRỊNH VUA LÊ ĐÃ ĐẠT ĐỈNH CAO CỦA VĂN HÓA THĂNG LONG Chùa Keo Thái Bình Vừa bước vào nghề cứu nhân độ thế ông đã nêu ra phương châm rất độc đáo và thiết thực dùng thuốc Nam chữa bệnh người Nam vì vậy ông được nhân dân tôn vinh là vị thánh thuốc Nam. Nam dược thần hiệu giới thiệu 630 vị thuốc liên quan tới 10 khoa chữa được 184 chứng bệnh cho người và cho cả gia súc nữa. Sau nhiều năm hành nghề ông viết thêm bộ Thập tam phương gia giảm giới thiệu bổ sung 200 vị thuốc kèm theo một chương lý luận đề cập tới các vấn đề âm dương ngũ hành tạng phủ kinh lạc. Cần nói rõ thêm vị đại danh y này cũng là một thiền sư người đã xây dựng hoặc tu bổ tổng cộng 24 ngôi chùa trong số đó có chùa Giám ở Hải Dương là nơi thiền sư đào tạo tăng ni thành thầy thuốc biến trai phòng thành nơi bào chế biến vườn chùa thành vườn trồng các cây thuốc thu thập từ bốn phương. Lê Hữu Trác hiệu Hải Thượng Lãn Ông 1724-1791 cũng quê ở Hải Dương xuất thân từ một gia đình thế gia vọng tộc đã từ bỏ công danh phú quí rời hẳn Thăng Long về sống ở quê mẹ Hương Sơn Hà Tĩnh và cống hiến trọn đời cho nghề thầy thuốc. Ông đã tự hứa với mình làm hết mọi việc có thể làm và trước thuật thật sâu rộng để cắm ngọn cờ đào trongy giới . Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ Hải Thượngy tông tâm lĩnh 66 quyển được biên soạn trong ngót 40 năm và mãi đến 75 năm sau khi ông mất sách mới được in ra toàn bộ. Đây là một công trình đại qui mô kế thừa có phê phán và sáng tạo những trước tác y học của nhiều thế hệ ở Trung Quốc và Việt Nam. Nó đáng được coi là bộ bách khoa thư y học của thế kỷ 18 mà cũng bộ sách y dược hoàn hảo nhất trong thời đại quân chủ. Lê Hữu Trác đã đúc kết kinh nghiệm của mình so sánh với thành tựu những người đi trước với thái độ độc lập suy nghĩ và quyết tâm đi tìm chân lý bằng bản lĩnh đầy tự tin của riêng mình Thà đắc tội với các bậc tiền bối chớ quyết không phụ rẫy sở học của tôi . Ông đã chủ trương một cái học xuất phát từ điểm gốc lấy đó làm cương lĩnh rồi theo loại mà suy rộng mãi ra để