1. Xuất hiện vào quãng 1939-1942, Xuân thu nhã tập là sự tiếp tục của những tìm tòi nghệ thuật trên tiến trình vận động và phát triển theo hướng hiện đại chủ nghĩa của Thơ mới. | Quan niệm thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập 1. Xuất hiện vào quãng 1939-1942 Xuân thu nhã tập là sự tiếp tục của những tìm tòi nghệ thuật trên tiến trình vận động và phát triển theo hướng hiện đại chủ nghĩa của Thơ mới. Tuyên ngôn được đúc kết trong tập sách viết chung của các tác giảXuân thu nhã tập ì trước hết là sự phản ứng lại những cơn mưa trữ tình trong nguyên tắc mĩ học của các nhà Thơ mới lãng mạn đi trước mà vào thời điểm bấy giờ đã bị khai thác đến cạn kiệt trở nên xơ cứng mòn sáo do đó đã mất đi cái công năng thực sự của nó . Dĩ nhiên đi cùng sự phủ định ấy là nỗ lực xác lập một quan niệm một lí tưởng thẩm mĩ mới. Các tác giảXuân thu nhã tập rất có ý thức trong việc tìm tòi đúc kết về mặt lí thuyết sáng tạo cũng như trong việc ứng dụng các định hướng lí thuyết ấy vào sáng tác cụ thể. Đấy là điều khá đặc biệt trong thời đại Thơ mới thời mà nhà thơ vốn được hình dung như một con người đa tình đa cảm Tôi chỉ là người khách tình si Ham vẻ Đẹp có muôn hình muôn thể - Thế Lữ Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm - Huy Cận. và hành động làm thơ làm nghệ thuật thường được mô tả như là một hành động mang tính bản năng hồn nhiên tự nhiên của những con người giời bắt làm thi sĩ Nguyễn Bính hoặc nói theo cách của Xuân Diệu nhà thơ giống như cơn chim đến từ núi lạ Ngứa cổ hát chơi . Nhận thức tư tưởng của tác giả thường được trình bày trong các ý kiến nhận định rải rác chứ hiếm khi được tập trung đúc kết và nâng cấp thành một hệ thống lí thuyết có ý nghĩa bao quát nhiều vấn đề của sáng tác. Thường thì nó được nhân thể viết ra vì một mục đích khác để làm căn cứ tranh luận với một ai đó để giúp người đọc hiểu thêm về một tác giả tác phẩm nào đó các bài viết của Thế Lữ Lưu Trọng Lư Xuân Diệu hay Hàn Mặc Tử Chế Lan Viên. trong thời kì này là những ví dụ cụ thể . Điều này có thể do nhiều nguyên nhân. Trước hết là sự chi phối của quan niệm lãng mạn chủ nghĩa rất đậm nét trong tư duy của các nhà Thơ mới về thơ rằng thơ là tiếng nói của trái tim của cảm xúc vì vậy Ai lí luận với ân