Một hình tượng bông cúc mang cái đẹp của sự thanh thoát, nhậm vận của tinh thần chủ thể mang đậm chất thiền và cũng đồng thời là cái đẹp tự nhiên nhi nhiên theo tinh thần của Đạo gia. | Sự đan xen các khuynh hướng thẩm mỹ trong thơ Huyền Quang -nghiên cứu trường hợp sáu bài thơ vịnh cúc Một hình tượng bông cúc mang cái đẹp của sự thanh thoát nhậm vận của tinh thần chủ thể mang đậm chất thiền và cũng đồng thời là cái đẹp tự nhiên nhi nhiên theo tinh thần của Đạo gia. Bài này nổi bật cảm hứng và thẩm mỹ của Thiền nhưng cũng có dấu ấn của Đạo gia xét về tinh thần tùy tục tùy thời nhiệm tự nhiên vô biệt còn cách thể hiện cách thức tìm công cụ để ngoại hóa cho một tâm linh tự lạc thì lại là cách của Nho gia. Chúng ta quan sát tiếp bài Cúc hoa - kỳ lục Xuân lai hoàng bạch các phương phi Ái diễm lân hương diệc tự thì. Biến giới phồn hoa toàn truỵ địa Hậu điêu nhan sắc thuộc đông ly. Xuân đến muôn loài hoa trắng vàng đều ngát hương Lòng yêu hương tiếc sắc cũng đồng thời xuất hiện 6 . Đến khi các loài hoa tươi tốt khác tất cả đều đã tàn rụng Nhan sắc tàn phai sau cùng là bông hoa ở dậu phía đông 7 . Cái đẹp của hình tượng hoa cúc không hẳn phải là cái đẹp thanh tĩnh của thiền nhưng lại cũng không phải hoàn toàn không có Xuân tới muôn loài hoa trắng vàng đều ngát hương Lòng yêu hương tiếc sắc cũng đồng thời xuất hiện . Ái diễm lân hương hay nói cách khác thươnghoa tiếc nguyệt cũng là chuyện của thế tục. Nó cũng như chuyện của xuân tới trăm hoa nở xuân đi trăm hoa tàn. Nó là xu thời là thói thường là chuyện của kẻ chưa ngộ đạo. Nó cũng là thói của kẻ bất minh hoa diệu xứ trong bài trên. Hai câu đầu rất gần với bài của Trần Nhân Tông Niên thiếu hà tằng liễu sắc không Nhất xuân tâm tại bách hoa trung. Thương hoa tiếc nguyệt vốn là chuyện của thế nhân. Người ta đâu có biết hoa nguyệt là chuyện không chân thực không vững bền. Cái đẹp cùng hương thơm của hoa một chiều mất đi sinh ra lòng tiếc thương buồn bã. Nếu ngộ đạo biết được cái chân thực của tạo vật thì hoa nở hoa tàn không làm sinh lòng ái hoặc lân nữa. Không nên tựa vào cái giả tướng không nên cho nó là chân thực. Trong cái giả tướng sắc tướng trình diện ra cần nhìn thấy cái bản chân của đạo cái bản chân