2. Truyền thuyết về thần Núi (Sơn thần) Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới(11): Núi vừa tượng trưng cho chiều cao, vừa là điểm trung tâm. | Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên 2. Truyền thuyết về thần Núi Sơn thần Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giớổ11 . Núi vừa tượng trưng cho chiều cao vừa là điểm trung tâm. Với những đặc điểm cao thẳng đứng gần trời núi tham gia vào biểu tượng của các siêu tại siêu phàm với tính cách là trung tâm của những hiện tượng hiển linh trong khí quyển và rất nhiều sự tích thần hiện núi thuộc là biểu tượng của cái bản thể biểu hiện. Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh khi nói về các Sơn thần được thờ là thành hoàng ở Việt Nam đã lý giải Sơn thần nước ta thể hiện thành một hệ tương đối thống nhất. Đó là hệ Sơn Tinh tức là hệ Tản Viên n Rồi ông cho rằng Sự tích về Sơn thần ban đầu được ghi chép lại trong Việt điện u linh Lĩnh Nam chích quái Đại Việt sử ký toàn thư. Đến khi Nguyễn Bính biên soạn lại thần tích trên cơ sở lời khai của dân địa phương đã xuất hiện nhiều tình tiết khác về hệ Sơn thần. Bên cạnh Tản Viên sơn thánh ở ngôi tối cao còn có Cao Sơn thống lĩnh tả bộ Sơn thần Quý Minh thống lĩnh hữu bộ sơn thần. Ba vị Sơn thần này gắn với ba đỉnh núi Ba Vì. Lấy núi Ba Vì làm trung tâm thì Sơn thần phát triển theo hướng tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng. Nhánh hữu ngạn lại chia làm hai hướng từ Sơn Tây - Hà Đông - Hà Nam - Nam Định - Thái Bình -Ninh Bình hướng thứ hai từ Sơn Tây - Thanh Hoá - Nghệ An. Nhánh tả ngạn cũng chia làm hai hướng thứ nhất từ Sơn Tây - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc hướng thứ hai từ Sơn Tây - Bắc Ninh - Bắc Giang - Hưng Yên - Lạng Sơn - Cao Bằng - Tuyên Quang. Dựa trên bản đồ phân bố các vị thành hoàng ở Bắc Ninh của Nguyễn Văn Huyên Nguyễn Duy Hinh đưa ra nhận định Ở Bắc Ninh có 7 Sơn thần còn ở Bắc Giang thì số Sơn thần không nhiều lắm. Trên thực tế ở xứ Bắc nói chung và tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Giang nói riêng số lượng Sơn thần được thờ lớn hơn rất nhiều. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá Thông tin nay là Sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang có đến 150 nơi thờ Cao Sơn Quý Minh trên khắp các làng xã của tỉnh. Ngoài ra còn rất nhiều nơi ở xứ