Vấn đề về mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị có thể coi là một vấn đề muôn thuở của lý luận văn học. Đồng thời vấn đề này cũng nằm trong vấn đề rộng lớn hơn là quan hệ giữa khoa học với chính trị. | Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị Vấn đề về mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị có thể coi là một vấn đề muôn thuở của lý luận văn học. Đồng thời vấn đề này cũng nằm trong vấn đề rộng lớn hơn là quan hệ giữa khoa học với chính trị. Theo triết học mácxít văn nghệ cũng như khoa học nghệ thuật . và chính trị là các hình thái ý thức xã hội. Chúng có những chức năng và những hình thức biểu hiện riêng biệt có quan hệ tương tác với nhau chứ không lệ thuộc nhau. Đó là một quan điểm đúng đắn để từ đó chúng ta có thể đánh giá đúng mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị. Tuy nhiên quan hệ giữa văn nghệ với chính trị thường trở thành vấn đề tranh cãi trong những xã hội có chế độ chuyên quyền khi các nhà văn thấy mình bị mất tự do sáng tác và phải chịu sự giám sát và kiểm duyệt của chính quyền. Vì thế nhận thức đúng mối quan hệ này sẽ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn nghệ nói riêng và của xã hội nói chung. Có một thực tế không thể phủ nhận là trong số các hình thái ý thức xã hội thì hình thái chính trị có một vị trí rất đặc biệt. Đó là chính trị không chỉ là một lĩnh vực lý thuyết khoa học mà chủ yếu nó còn được thể hiện thành các hình thức thực thi trong thực tế. Nó liên quan rất mật thiết đến một hình thức quản lý xã hội là quyền lực là sự cai trị. Cũng như các lý thuyết khoa học được sinh ra là để áp dụng vào thực tiễn nhằm trở thành lực lượng sản xuất thì các lý thuyết chính trị được sinh ra là để trở thành lực lượng quản lý và cai trị xã hội với các thiết chế và công cụ cai trị mang cả sức mạnh vật chất lẫn tinh thần. Chính vì thế chính trị khi biến thành quyền lực thì nó không chỉ đơn thuần là hình thái ý thức xã hội mà nó trở thành một lực lượng quản lý có chức năng điều chỉnh mọi lĩnh vực xã hội. Và cũng vì thế vai trò chi phối của nó đối với mọi lĩnh vực xã hội trong đó có cả các hình thái ý thức xã hội khác là một điều hiển nhiên không thể tránh khỏi. Trong tinh thần đó khi mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị trở nên có vấn đề .