4. Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) Nguyễn Phúc Lan có bà vợ họ Đoàn, con gái thứ ba của Thạch Quận công Đoàn Công Nhạc, người huyện Diên Phúc, tỉnh Quảng Nam. | DÒNG DÕI CHÚA NGUYỄN 1600-1802 4. Nguyễn Phúc Tần 1648-1687 Nguyễn Phúc Lan có bà vợ họ Đoàn con gái thứ ba của Thạch Quận công Đoàn Công Nhạc người huyện Diên Phúc tỉnh Quảng Nam. Bà là người minh mẫn thông sáng. Năm 15 tuổi ban đêm bà đi hái dâu ở bãi sông trông trăng mà hát. Bấy giờ Nguyễn Phúc Nguyên đi chơi Quảng Nam đem theo Thế tử Nguyễn Phúc Lan hộ giá vừa đáp thuyền đến hỏi biết là con gái họ Đoàn cho tiến vào hầu thế tử Phúc Lan ở tiềm để. Bà được yêu chiều lắm. Sau sinh được con trai chính là Nguyễn Phúc Tần. Nguyễn Phúc Tần sinh năm Canh Thân 1620 . Lúc đầu được phong phó tướng Dũng lễ hầu từng đánh giặc ở cửa biển được chúa Phúc Lan rất ngợi khen. Năm Mậu Tý 1648 được tấn phong là Tiết chế chủ quân thay Phúc Lan phá quân Trịnh ở sông Gianh bấy giờ 29 tuổi. Nguyễn Phúc Lan mất đột ngột bầy tôi tôn Phúc Tần lên ngôi chúa gọi là chúa Hiền. Chúa Hiền là người chăm chỉ chính sự không chuộng yến tiệc vui chơi. Bấy giờ có người con gái quê ở Nghệ An là Thị Thừa nhan sắc xinh đẹp được lấy vào cung đề phục vụ chúa. Chúa nhân đọc sách Quốc ngữ đến chuyện vua Ngô bị mất nước vì nàng Tây Thi chợt tỉnh ngộ tức thì sai Thị Thừa mang ngự bào cho chưởng dinh Nguyễn Phúc Kiều giấu thư trong dải áo ngầm sai Kiều bỏ thuốc độc giết Thị Thừa mong trừ hậu họa. Phúc Tần biết trọng dụng hai tướng giỏi là Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Hữu Tiến. Nhờ đó quân chúa Nguyễn nhiều lần vượt được sông Gianh tiến ra đất Đàng Ngoài. Năm 1656 sau hai năm tấn công ra Bắc quân Nguyễn đã chiếm được 7 huyện của Nghệ An. Tự thân Nguyễn Phúc Tần đã đem quân ra đến Nghệ An đóng tại xã Vân Cát. Quân Nguyễn còn có thề tiến sâu vào đất đối phương thêm nữa nhưng phía nhà Trịnh Trịnh Tráng mất con là Trịnh Tạc lên ngôi đang chịu tang Chúa Nguyễn cho người sang điếu rồi rút quân về lưu các tướng đóng đồn từ Sông Lam trở về Nam đắp luỹ từ núi đến cửa biển để làm thổ phòng ngự. Sau đợt tấn công đó quân Nguyễn còn chiếm đất Nghệ An thêm 5 năm nữa năm Canh Tí 1650 Trịnh mới khôi phục lại được. Từ đó Trịnh và .