Mậu Tuất [1418] Ðến đây lịch sử ghi một dấu ấn quan trọng, đó là cuộc khởi nghĩa của Bình định vương Lê Lợi. Trước khi đi sâu vào vấn đề, cần nêu lên điểm khác biệt giữa sử Trung Quốc và sử nước ta về hành trạng vua Lê Lợi, giai đoạn trước khi khởi nghĩa. | Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị Mậu Tuất 1418 Đến đây lịch sử ghi một dấu ấn quan trọng đó là cuộc khởi nghĩa của Bình định vương Lê Lợi. Trước khi đi sâu vào vấn đề cần nêu lên điểm khác biệt giữa sử Trung Quốc và sử nước ta về hành trạng vua Lê Lợi giai đoạn trước khi khởi nghĩa. Sử nước ta Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép như sau Bấy giờ họ Hồ cướp ngôi nhà Trần rồi quân Minh xâm lược nước Nam chia cắt nước ta thành quận huyện bắt dân ta làm tôi tớ luật pháp phiền hà khắc nghiệt thuế má lao dịch nặng nề. Đối với những người hào kiệt trong nước chúng phần nhiều vờ trao quan tước rồi đem về an trí ở phương Bắc. Vua hiểu biết hơn hẳn mọi người sáng suốt và cương quyết không bị quan tước dụ dỗ không bị uy thế khuất phục. Người Minh đã dùng trăm phương ngàn kế xảo trá vẫn không dụ được vua. Trước đó bọn Đặng Tất Nguyễn Suý ở châu Hoá cùng lập con cháu nhà Trần là Trần Ngỗi Trần Khoáng làm vua. Nhưng vua thấy họ yếu hèn lại say đắm tửu sắc biết là chẳng làm nên chuyện mới ẩn náu nơi núi rừng dụng tâm nghiền ngẫm thao lược tìm mời những người mưu trí chiêu tập dân chúng lưu ly hăng hái dấy binh mong trừ hoạn lớn. 1 Sử Trung Quốc chép khác xác nhận rằng trước khi nổi dậy Lê Lợi từng giữ chức Kim Ngô Tướng Quân cho vua Trùng Quang sau đó hàng nhà Minh giữ chức Tuần kiểm Ngày 3 tháng giêng năm Vĩnh Lạc thứ 16 8 2 1418 Viên Thổ quan Tuần kiểm Lê Lợi tại huyện Nga Lạc phủ Thanh Hoá làm phản quan Tổng binh Giao Chỉ Phong thành hầu Lý Bân sai bọn Đô đốc Chu Quảng chinh tiễu. Trước đây Trần Quý Khoách làm phản Lợi sung chức Kim Ngô Tướng quân nguỵ rồi bó thân xin hàng được ban chức Tuần kiểm nhưng vẫn ôm lòng phản trắc. Nay tiếm xưng là Bình định vương cho em Lê Thạch làm Tướng quốc nguỵ Đoàn Mãng làm Đô đốc tụ tập bọn giặc là Phạm Liễu Phạm Yến mang binh cướp phá. Quân Quảng tới chém hơn 60 thủ cấp bắt sống bọn giặc Phạm Yến hơn 100 người bọn Lợi bỏ trốn. Nay Bân tâu xin đem bọn Yến tru lục tại Giao Chỉ để răn đe dân chúng. Thiên-tử chấp .