Khi được Lý Nam Đế trao toàn bộ binh quyền, Triệu Quang Phục người huyện Chu Diên (Huyện Chu Diên thuộc Hưng Yên, có Thuyết cho là vùng Đan Phượng – Hà Tây) thấy rõ lúc đó giặc còn mạnh, không thể đánh thắng ngay được nên đưa hơn 1 vạn quân từ miền núi về đồng bằng tìm cách đánh giặc. | Triệu Việt Vương 549 - 571 Niên hiệu Quang Phục Khi được Lý Nam Đế trao toàn bộ binh quyền Triệu Quang Phục người huyện Chu Diên Huyện Chu Diên thuộc Hưng Yên có Thuyết cho là vùng Đan Phượng - Hà Tây thấy rõ lúc đó giặc còn mạnh không thể đánh thắng ngay được nên đưa hơn 1 vạn quân từ miền núi về đồng bằng tìm cách đánh giặc. Vốn thông thuộc miền sông nước ông đưa quân về Dạ Trạch Bãi Màn Trò - Hưng Yên một vùng đồng lầy rộng mênh mông lau sậy um tùm ở giữa có một bãi đất cao khô ráo có thể ở được. Đường vào bãi rất khó khăn chỉ có thể dùng thuyền độc mộc chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước theo mấy con lạch nhỏ mới tới được đại bản doanh của nghĩa quân. Ngay khi đem quân về Dạ Trạch Triệu Quang Phục đã nghĩ đến việc tự túc lương thực đế kháng chiến lâu dài. Ông chia quân ra làm nhiều toán Toán chặt cây làm trại toán chuyên đục đẽo thuyền độc mộc toán chuyên bắt cá toán đi săn chim vịt trời để nuôi quân. Lương thực thiếu Triệu Quang Phục cùng nghĩa quân ăn củ súng khoai dại để dành thóc gieo mạ. Khi doanh trại căn bản đã xây dựng xong cũng là lúc tướng giặc Trần Bá Tiên đánh hơi được đem quân trùng trùng điệp điệp đến bủa vây. Nhìn đầm lầy chỉ có lau sậy tướng giặc đặc ý nói với tả hữu. Số phận quân Dạ Tạch đã được định liệu. Một vạn miệng ăn chen chúc trong đầm tất sẽ chết vì đói. Ta chỉ cần vây chặt mà không cần đánh. Trần Bá Tiên chia quân lập một hệ thống đồn binh vây bọc kín khu đầm cắt đứt liên lạc tiếp tế giữa nghĩa quân với dân chúng. Hắn không thể ngờ được bên trong vòng vây. Triệu Quang Phục một mặt cho quân do thám theo sát hành tung của giặc mặt khác cho đắp bờ khoanh bãi tôn nền ruộng gieo mạ để làm vụ chiêm. Hơn thế vị tướng có tài còn nhằm trước khu đất cao ở gần sông Cái để sửa soạn làm vụ sau. Tất cả nhưng công việc này đều được tiến hành trong điều kiện thiếu thốn công cụ và sức kéo. Vì vậy trong ngày hội xuống đồng để làm gương cho binh sĩ Triệu Quang Phục lúc cầm cày khi cùng nghĩa quân thi nhau dùng đòn kéo thay trâu không phân biệt trên dưới