Tham khảo bài viết 'các nước xã hội chủ nghĩa đông âu lâm vào khủng hoảng rồi tan rã_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU LÂM VÀO KHỦNG HOẢNG RỒI TAN RÃ . Rumani Rumani là nước không có quân đội Liên Xô đóng quân bị cắt đất sau Chiến tranh thế giới thứ hai vùng Bétxarabia và Bucôvina . Từ năm 1965 Nicôlai Xêauxêxcu lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Rumani cũng là một trong những nước có khủng hoảng nổ ra sớm nhất. Năm 1979 đã diễn ra cuộc bãi công của 25 nghìn thợ mỏ ở thành phố Jui đòi cải thiện đời sống. Năm 1987 công nhân thành phố Braxốp tiến hành bãi công lớn. Đến tháng 2 1989 sáu người lãnh đạo cũ gửi kháng thư cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Rumani - Xêauxêxcu. Mọi sự phản kháng đều bị đàn áp. Tiếp đó ngày 16 12 1989 nhân dân thành phố Timixoara xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền bắt giam một mục sư đạo Tin lành người đã đấu tranh bảo vệ quyền lợi của dân tộc thiểu số người Rumani gốc Hunggari. Cuộc biểu tình bị đàn áp dữ dội bằng xe tăng làm nhiều người bị chết và bị thương. Từ Timixoara làn sóng đấu tranh lan nhanh sang các thành phố khác và cả Thủ đô Bucarét. Các sự kiện sau đó diễn ra dồn dập. Ngày 22 12 1989 Mặt trận cứu nước Rumani do những người nổi dậy thành lập tuyên bố lật đổ chế độ độc tài gia đình trị của Xêauxêxcu và thiết lập một nước Rumani mới dân chủ tự do và phẩm giá . Ngày 25 12 1989 vợ chồng Xêauxêxcu bị xử tử và toàn bộ hệ thống Đảng chính quyền của chế độ cũ bị sụp đổ. Ngày 26 12 1989 Chính phủ lâm thời được thành lập do Iliexcu làm Chủ tịch nước và Rôman làm Thủ tướng đều thuộc lực lượng nổi dậy . Ngày 29 12 1989 Hội đồng Mặt trận cứu nước công bố quyết định Rumani theo thể chế cộng hòa đổi tên nước thành Cộng hòa Rumani. . Cộng hòa Dân chủ Đức Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Đức bùng nổ từ tháng 10 1989. Hàng ngàn người ở Cộng hòa Dân chủ Đức đã rời bỏ đất nước ra đi bất hợp pháp sang Cộng hòa Liên bang Đức bằng mọi cách. Các cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp ở Béclin Laixích Đrexđen cùng với sự ra đời của một số tổ chức chính trị không chính thức như Diễn đàn mới Phong trào phục hồi dân chủ .