Tham khảo bài viết 'công cuộc cải tổ và sự tan rã của liên xô_4', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | CÔNG CUỘC CẢI TỔ VÀ SỰ TAN RÃ CỦA LIÊN XÔ 4. Thất bại của cải tổ và sự tan rã của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết 7 1990 - 12 1991 Công cuộc cải tổ ngày càng lún sâu vào khó khăn bế tắc đất nước Xô viết lâm vào khủng hoảng về mọi mặt. Do cải tổ chệch hướng chủ nghĩa xã hội tình trạng tiền khủng hoảng không những không được khắc phục mà Liên Xô còn bị lâm vào khủng hoảng nặng nề hơn. Về kinh tế năng suất lao động tăng trưởng từ số dương giảm xuống số âm hàng hóa trên thị trường khan hiếm thâm hụt ngân sách rất lớn nợ nần chồng chất lạm phát tiền tệ tăng nhanh. Về chính trị khủng hoảng cơ cấu Nhà nước mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt nhiều nước cộng hòa đòi tách khỏi Liên bang tuyên bố Tuyên ngôn chủ quyền Đảng Cộng sản bị chia rẽ phân liệt mất dần quyền lãnh đạo an ninh trật tự xã hội rối ren. Trong bối cảnh trên Đảng Cộng sản Liên Xô triệu tập Đại hội XXVIII họp từ ngày 2 đến 11 7 1990 Đại hội lần này bộc lộ rõ sự bất đồng trong nội bộ Đảng sự bất mãn đối với đường lối hiện hành của các đảng viên. Các văn kiện của Đại hội thông qua cho thấy đường lối Đảng Cộng sản Liên Xô đã tiệm cận tư tưởng của chủ nghĩa xã hội dân chủ xa rời các nguyên lí chủ nghĩa xã hội khoa học. Cải tổ kinh tế chủ yếu xoay quanh việc chuyển sang nền kinh tế thị trường để thoát khỏi khủng hoảng. Cùng lúc ở Liên Xô xuất hiện hai phương án chuyển sang kinh tế thị trường Phương án của Chính phủ Liên Xô do Thủ tướng mới Paplốp chủ trương và Kế hoạch Havớt do Viện sĩ G. Iavlinxki cùng nhóm chuyên viên kinh tế của Đại học Havớt soạn thảo. Về cơ bản cả hai phương án đều chủ trương lấy kinh tế thị trường thay kinh tế kế hoạch đa dạng hóa hình thức sở hữu thực hiện phi quốc hữu hóa và tư nhân hóa thả nổi giá cả và tự do cạnh tranh. Song hai phương án còn bất đồng về tốc độ và phương pháp tiến hành. Cuối cùng Liên Xô chọn phương án của chính phủ coi Kế hoạch Havớt có vai trò bổ sung. Khi chuyển sang kinh tế thị trường nền kinh tế ở trong trạng thái vừa không có kế hoạch vừa chưa có thị .