KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC Mục tiêu học tập 1. Trình bày được khái niệm cơ bản của tâm lý. 2. Trình bày được bản chất của các hiện tượng tâm lý . 3. Trình bày được các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong tâm lý học I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ 1 Bản chất của hiện tượng tâm lý Trong đời sống hàng ngày chữ “tâm lý” dùng ở đây mới có thể mới được hiểu theo nghĩa hẹp, để chỉ thái độ, cách cư sử của con nguời. Để hiểu chính. | KHÁI NIỆM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC Mục tiêu học tập 1. Trình bày được khái niệm cơ bản của tâm lý. 2. Trình bày được bản chất của các hiện tượng tâm lý . 3. Trình bày được các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong tâm lý học I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ 1 Bản chất của hiện tượng tâm lý Trong đời sống hàng ngày chữ tâm lý dùng ở đây mới có thể mới được hiểu theo nghĩa hẹp để chỉ thái độ cách cư sử của con nguời. Để hiểu chính xác và khoa học tâm lý là gì từng hiện tượng tâm lý nẩy sinh và phát triển ra sao vận hành theo quy luật nào. loài người đã phải trải qua một thời gian dài nghiên cứu thử nghiệm đã phải chứng kiến biét bao cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các khuynh hương khác nhau. Tóm lại tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết được nẩy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội lịch sử. Tâm lý là bản chất của vật chất cao cấp Chủ nghĩa duy tâm cổ đại cho rằng hiện tượng tâm lý là bản chất siêu hình đặc biệt của sinh vật và được gọi là linh hồn. Theo nhà triết học duy tâm cổ đại Hy lạp là Platon 427-347 trước công nguyên linh hồn là siêu hình và độc lập với thể xác con người sống được là nhờ linh hồn liên hệ với thể xác. Khi con người sống linh hồn là nguyên nhân sinh ra quá trình sống của cơ thể và nó truyền đạt tất cả các hiện tượng tâm lý vốn có của con người. Các nhà duy tâm khách quan như G. Berkeley 1685 - 1753 cho rằng thế giới ý niệm ra vạn vật sinh ra thế giới vật chất. Còn các nhà duy tâm chủ quan cho rằng vốn dĩ có thế giới vật chất những vật chất cụ thể là do cảm giác của con người mà có. Thuyết linh hồn của Platon ở phương tây thuyết tâm của đạo khổng phương đông đều tuyệt đối hóa thuộc tính tinh thần của tâm lý hoàn toàn tách biệt tâm lý khỏi vật chất. Những người theo trường phái nhị nguyên luận như Decarte 1596 - 1650 đã dùng khái niệm phản xạ để giải thích các hoạt độngcủa cơ bắp đơn giản của động vật của con